“Cơn sốt” mua bán – sáp nhập trong giáo dục hậu đại dịch COVID-19
Hậu quả nặng nề do đại dịch COVID-19 để lại cho nền kinh tế toàn cầu (có ngành giáo dục) cùng với sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 đã thổi bùng lên “cơn sốt” mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực đầu tư giáo dục trên phạm vi toàn thế giới. Điều này mang đến không chỉ những cơ hội mà còn cả những thách thức cho các hoạt động, đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này. Bài viết hôm nay của Language Link sẽ đi tìm hiểu về “cơn sốt” này.
“Cơn sốt” mua bán, sáp nhập trong giáo dục
Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, giáo dục thời hậu COVID-19 đã lâm vào tình cảnh khó khăn, chứng kiến nhiều tên tuổi phải lao đao hay thậm chí phá sản. Khi tình hình tài chính không còn giữ được mức ổn định và an toàn bởi sự sụt giảm nguy trọng từ số lượng người học cũng như áp lực chi trả các chi phí cố định cùng với sự lo âu, rụt rè từ giới tài chính và đầu tư, các thương hiệu giáo dục buộc phải tái đánh giá tính bền vững trong chiến lược phát triển, đồng thời phải hoạch định lại con đường trong tương lai của thương hiệu.
Trở thành phương án hiệu quả cho nhiều thương hiệu giáo dục, hoạt động mua bán – sáp nhập (hay còn gọi tắt là M&A) cho phép các tổ chức giáo dục tìm kiếm giải pháp ở sự kết hợp các nguồn lực và cơ cấu chi phí để tối ưu năng lực kinh tế theo quy mô; từ đó cải thiện khả năng phục hồi tài chính của chính họ. Ngoài ra, việc mua bán – sáp nhập còn giúp đề ra lộ trình cho thương hiệu đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số, vốn là một trong những yếu tố quan trọng dẫn lối thương hiệu đến thành công trong bối cảnh giáo dục công nghệ cao ngày càng phát triển.
Chính sự nổi lên của các nền tảng học tập trực tuyến có sự giúp sức từ trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ nhập vai như thực tế ảo (VR) đã và đang thúc đẩy sự thay đổi trong cách các thương hiệu cung cấp dịch vụ, sản phẩm giáo dục. Việc mua bán – sáp nhập cho phép họ tập hợp lại nguồn lực của mình để có thể dành nhiều nỗ lực hơn cho công tác đổi mới hệ thống sư phạm và tích hợp thêm nhiều công nghệ mới, giúp đem lại trải nghiệm học tập theo hướng cá nhân hóa cao hơn cho học viên, cải thiện trải nghiệm học tập, làm cho chúng hấp dẫn hơn mà vẫn tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
Theo báo cáo của ngân hàng đầu tư Berkery Noyes tại New York (Mĩ), đã có gần hai ngàn thương vụ mua bán – sáp nhập trong lĩnh vực giáo dục chỉ trong 3 năm (2019-2021), với tổng giá trị khoảng 53,6 tỉ đô la Mĩ. Tốc độ và giá trị của hoạt động M&A tăng đáng kể trong nửa đầu năm vào năm 2021. “Cơn sốt” này được thúc đẩy bởi một số giao dịch lớn như thương vụ Platinum Equity mua lại McGraw Hill với giá 6,4 tỉ đô la Mĩ. Các phân khúc thị trường sôi động nhất xét về khối lượng giao dịch là phương tiện truyền thông và công nghệ K-12 cũng như dịch vụ đào tạo chuyên nghiệp.
Năm 2020, thoả thuận sáp nhập giữa hai “gã khổng lồ” Laureate Education (chủ sở hữu hệ thống giáo dục đại học chuyên về những tác động xã hội và đổi mới) và Adtalem Global Education (nhà cung cấp giải pháp đào tạo lực lượng lao động chuyên lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, tài chính và công nghệ) trị giá 1,48 tỉ đô la Mĩ đã tạo ra một mạng lưới giáo dục quốc tế khổng lồ trên toàn cầu về đào tạo chăm sóc sức khỏe, đồng thời mở rộng các dịch vụ trực tuyến của Adtalem, giúp nâng cao trải nghiệm và kết quả học tập cho sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục thuộc Adtalem, đồng thời tạo ra giá trị lâu dài hơn cho các cổ đông.
Năm 2021, một thoả thuận hợp nhất giữa 2U (nhà cung cấp nền tảng giáo dục cho hệ thống trường đại học và đối tác giáo dục khác) và edX (nền tảng giáo dục trực tuyến phi lợi nhuận sáng lập bởi Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)) trị giá 800 triệu đô la Mĩ đã biến edX trở thành một tổ chức phúc lợi công do 2U sở hữu và điều hành.
Số tiền thu được từ việc mua lại này đã được đầu tư cho một tổ chức phi lợi nhuận của Harvard và MIT nhằm đem lại nhiều cơ hội học tập cho sinh viên toàn cầu, đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục các nước thông qua việc phát triển các mối quan hệ đối tác, phổ biến công cụ kỹ thuật số và áp dụng chiến lược phát triển mới. Thương vụ này được cho là đã tạo ra một thế lực thống trị trong lĩnh vực học tập trực tuyến toàn cầu khi edX trở thành một trong những nền tảng học tập trực tuyến miễn phí toàn diện nhất thế giới, tiếp cận hơn 40 triệu người học trên toàn cầu và cung cấp hơn 3.500 cơ hội học tập trực tuyến từ 230 đối tác.
Mua bán – sáp nhập có phải giải pháp toàn diện?
Không thể phủ nhận những điểm hấp dẫn trong các thương vụ M&A trong lĩnh vực giáo dục nhưng vẫn có những rủi ro tiềm tàng đòi hỏi các nhà lãnh đạo thương hiệu cần suy nghĩ và cân nhắc kĩ lưỡng.
Khi hiểu rõ về M&A, bên cạnh hiệu quả thúc đẩy đổi mới, nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận của các thương hiệu giáo dục cũng như cải thiện tính bền vững tài chính của họ, M&A có thể làm suy giảm tính đa dạng và công bằng trên thị trường giáo dục khi dễ dàng xuất hiện tình thế độc quyền, dẫn đến sự sụt giảm lợi ích của không chỉ người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng sự phát triển của cả nền kinh tế.
Trong quá trình điều phối các hoạt động M&A, nhà quản lý cần để ý tới việc duy trì sự ổn định của thị trường bằng những qui định và chính sách. Việc ưu tiên phát triển giáo dục theo hướng công nghệ cao đòi hỏi sự đổi mới liên tục nhưng vẫn cần đảm bảo hiệu quả của công tác bảo vệ lợi ích các bên liên quan.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.
Xem thêm:
Mở trung tâm tiếng Anh: Sự đầu tư đúng đắn thời hậu COVID-19