Chủ nghĩa tuổi tác trên thế giới

Thị trường lao động luôn rộng cửa khi 20 tuổi và thu hẹp dần sau 30 tuổi. Điều này đúng ở phần lớn các quốc gia. Xu hướng chú trọng tuổi tác trong tuyển dụng thực chất không phải vấn đề mới và đã là chủ đề được bàn luận trong rất nhiều năm. Dù rằng việc phân biệt đối xử theo độ tuổi với người lao động có thể bị đánh giá là phi đạo đức hay thậm chí bất hợp pháp ở nhiều nơi; tuy nhiên, đây vẫn là thách thức tồn tại dai dẳng cho những người trên 30 tuổi.

Việc có thể tìm kiếm được cơ hội việc làm mong muốn sau độ tuổi 30 hay không dường như trở thành câu hỏi ngày càng khó trả lời hơn khi định kiến “kém thích nghi”, “đòi hỏi cao”, “không tận tâm cống hiến”, v.v. được áp cho họ bất chấp việc họ thường sở hữu tâm lí ổn định, tay nghề cao, nhiều hiểu biết, kinh nghiệm dày dặn và quan hệ rộng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu về chủ nghĩa tuổi tác và ảnh hưởng của nó trên thế giới hiện nay.

Chủ nghĩa tuổi tác trên thế giới

Thuật ngữ chủ nghĩa tuổi tác hay đầy đủ hơn là chủ nghĩa phân biệt tuổi tác lần đầu tiên được sử dụng vào thập niên 60 của thế kỉ trước, khi những nghiên cứu về tác động tiêu cực của chúng tới sức khỏe, tinh thần và nhân quyền nhận được sự quan tâm từ đông đảo xã hội. Chủ nghĩa tuổi tác không chỉ thể hiện ở sự phân biệt đối xử (hành vi) mà còn ở định kiến (suy nghĩ) và thành kiến (cảm nhận).

Một nghiên cứu do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thực hiện chỉ ra rằng chủ nghĩa tuổi tác là vấn đề toàn cầu khi nó ảnh hưởng đến hơn 60% người lao động ở khắp nơi trên thế giới. Điều này đang dẫn đến tình trạng mất an ninh việc làm và suy giảm triển vọng nghề nghiệp trên qui mô toàn cầu. Nhà nghiên cứu Michael North thuộc Viện Kinh doanh Stern (Đại học New York) nhấn mạnh rằng sự phân biệt tuổi tác không chỉ gây ảnh hưởng bất lợi đến lực lượng lao động lớn tuổi, lực lượng lao động trẻ tuổi cũng bị tác động tiêu cực. Nghiên cứu của North chỉ ra rằng chủ nghĩa tuổi tác khiến lực lượng lao động trẻ tuổi nghiễm nhiên bị coi là thiếu kinh nghiệm, từ đó khiến cho cơ hội phát triển nghề nghiệp bị thu hẹp. Người trẻ sẽ có tâm lí bất mãn, bị suy giảm động lực làm việc và gia tăng tỉ lệ nghỉ việc, nhảy việc.

Age Discrimination in Hiring and Promotion - Lipsky Lowe

Anh quốc được cho là một trong những nước có nạn phân biệt tuổi tác ở mức cao trên thế giới. Một cuộc khảo sát gần đây do Ủy ban Nhân quyền và Bình đẳng (EHRC) thực hiện đã tiết lộ có tới 44% người lao động cho biết họ gặp phải sự phân biệt đối xử về tuổi tác tại nơi làm việc, trong đó 48% xác định họ bị phân biệt trong quá trình tuyển dụng. Một trường hợp khác là Hàn Quốc khi đa phần những người ở độ tuổi trung niên thường chỉ tìm được những công việc có chất lượng kém với thu nhập thấp và bấp bênh. Hàn Quốc đang nỗ lực thực hiện những cải cách quan trọng nhằm cải thiện tình trạng phân biệt tuổi tác, bao gồm chính sách lương hưu và các vấn đề liên quan.

Cũng như Anh và Hàn Quốc, rất nhiều quốc gia trên thế giới nỗ lực chống lại chủ nghĩa tuổi tác. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó trên thực tế vẫn là một thách thức ghê gớm. Bất chấp việc Đạo luật Bình đẳng Vương quốc Anh được ban hành cách đây 14 năm nhằm giải quyết các hình thức phân biệt đối xử khác nhau, vấn nạn phân biệt tuổi tác vẫn hết sức nhức nhối tại nước này.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng chủ nghĩa tuổi tác không chỉ được định hình bởi truyền thống hay văn hóa mà thực chất nó còn liên quan tới các nhu cầu kinh tế và động lực xã hội. Thêm vào đó, sự phát triển của chủ nghĩa tuổi tác còn được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bởi chủ nghĩa thực dụng.

Những xã hội đang vật lộn với những thay đổi về nhân khẩu học và tình trạng già hoá dân số buộc phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Một trong số đó là sự thiếu hụt các chính sách bảo trợ xã hội cần thiết để giúp lao động lớn tuổi không bị yếu thế so với lao động trẻ. Theo dữ liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, số lượng khiếu nại về tình trạng phân biệt tuổi tác đã tăng đến 25% trong thập kỉ qua ở nước ta, cho thấy một nhu cầu cấp thiết về cải cách chính sách.

Chống lại chủ nghĩa tuổi tác

Các chuyên gia đồng ý rằng việc chống lại chủ nghĩa tuổi tác đòi hỏi phải có phương án tiếp cận từ nhiều hướng, kết hợp giữa các bên lập pháp, hành pháp, quản trị, tổ chức, giáo dục xã hội.

Tại Mĩ, chính phủ ban hành đạo luật phân biệt tuổi tác trong việc làm (ADEA) nghiêm cấm phân biệt đối xử về tuổi tác đối với những cá nhân từ 40 tuổi trở lên trong môi trường làm việc. Bên cạnh đó, Ủy ban Cơ hội việc làm bình đẳng Hoa Kì (EEOC) theo dõi sát sao việc thực thi các luật chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc, bao gồm phân biệt đối xử về tuổi tác, đồng thời cung cấp hướng dẫn và nguồn lực cho người sử dụng lao động và nhân viên.

Tại châu Âu, nếu Anh có Đạo luật Bình đẳng 2010 (đã nhắc tới bên trên) bảo vệ người lao động khỏi sự phân biệt đối xử về tuổi tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau (gồm việc làm, giáo dục, nhà ở cũng như cung cấp hàng hóa và dịch vụ) kèm các chương trình hỗ trợ việc làm và trợ cấp doanh nghiệp khi giúp những người lớn tuổi tìm và duy trì việc làm thì Đức nhiệt tình hỗ trợ các sáng kiến cung cấp chương trình đào tạo và hỗ trợ cho những người tìm việc lớn tuổi​​ như Sáng kiến ​​Việc làm 50plus bên cạnh đạo luật đảm bảo công bằng và các chính sách hỗ trợ lao động cao tuổi.

There is no place for age-shaming in today's society.

Một quốc gia có dân số già khác là Nhật Bản cũng có những phương án mạnh mẽ để bảo vệ lao động lớn tuổi khi thực tế tại quốc gia này, số lượng người sau 70 tuổi vẫn còn đi làm là rất lớn. Đạo luật Đối xử bình đẳng trong việc làm nghiêm cấm việc người sử dụng lao động phân biệt tuổi tác trong tuyển dụng, thăng chức và các hoạt động việc làm khác. Thêm vào đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của Nhật Bản cũng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho người lao động lớn tuổi, chẳng hạn như hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.

Tại Việt Nam, những nỗ lực của chính phủ trong việc khuyến khích cải cách nhằm thúc đẩy môi trường làm việc lành mạnh và tiến bộ hơn đang được ưu tiên: điều này hứa hẹn mở ra tương lai bình đẳng hơn cho lao động ở mọi lứa tuổi. Người sử dụng lao động được khuyến khích chấp nhận sự đa dạng về độ tuổi tại nơi làm việc của họ và công nhận giá trị của nhân viên ở các nhóm tuổi khác nhau nhằm đảm bảo công tác sắp xếp công việc được linh hoạt, hiệu quả.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.