Một trong những tờ báo uy tín nhất Anh quốc (Sunday Times) đã gây ra tranh cãi trong năm ngoái khi tuyên bố có tới 15/24 trường đại học thuộc nhóm Russell – một hiệp hội đại học, cao đẳng công lập Anh – đã và đang cung cấp những chiếc “cửa sau” cho một lượng lớn sinh viên ngoại quốc, chủ yếu là người châu Á, để ghi danh thành công dù điểm đầu vào của họ thấp hơn nhiều so với sinh viên trong nước nhằm thu được học phí cao gấp ba, bốn lần.
Về nhóm Russell
Nhóm Russell là một hiệp hội tự lựa chọn của 24 trường đại học nghiên cứu công lập hàng đầu ở Vương quốc Anh, thành lập năm 1994. Nhóm này có trụ sở chính tại thành phố Cambridge, hạt Cambridgeshire, Anh quốc. Chủ yếu phục vụ lợi ích chung của các trường thành viên và các nghĩa vụ với chính phủ và nghị viện, nhóm Russell được coi như một tổ chức danh giá khi sở hữu tới 12/24 trường thành viên thuộc top 100 thế giới, trong đó có 3/12 trường thuộc top 10 thế giới, đơn cử như Đại học Oxford xếp thứ nhất thế giới và Đại học Cambridge xếp thứ ba thế giới năm 2023.
“Cửa sau” cho sinh viên châu Á
Sunday Times không chỉ cung cấp bằng chứng (được trích từ những máy quay phim bí mật tại các trường đại học) cho thấy việc các sinh viên quốc tế “mua” suất học dù không đủ tiêu chuẩn đầu vào mà còn đưa ra những nhận định từ các học giả và nhân viên tuyển sinh ẩn danh về chuyện này. Họ chỉ ra rằng các trường đại học cố ý xây dựng những hệ thống chấm điểm khác nhau để tuỳ ý tăng, giảm điểm ưu tiên nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc “bán” suất học cho sinh viên quốc tế.
Bài báo cũng tuyên bố rằng mục đích đằng sau chuyện gian lận này là để các trường đại học tăng thêm nguồn thu từ đối tượng sinh viên quốc tế khi họ sẽ phải trả học phí lên tới 38 nghìn bảng/năm (tương đương 1,16 tỉ đồng), cao gấp 4 lần so với mức 9,25 nghìn bảng/năm (tương đương 283 triệu đồng) cho đối tượng sinh viên trong nước. Điều này được cho là biện pháp nhằm đối phó với sự sụt giảm mạnh mẽ số lượng nhập học từ sinh viên quốc tế vào Anh do tác động của đại dịch COVID-19. Điều tra cho biết phần lớn những đối tượng này đến từ các quốc gia châu Á, trong đó chủ yếu là Trung Quốc.
Trên thực tế, nhu cầu học tập tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới vốn luôn ở mức cao và có rất nhiều sinh viên sẵn sàng trả thêm tiền và sử dụng các cách gian lận để được vào các trường danh tiếng, ngay cả khi họ không đáp ứng được tiêu chuẩn học tập. Nhu cầu này mở ra một thị trường không nhỏ và cần nhiều bên móc nối với nhau để thực hiện.
Trong trường hợp của nhóm Russell, Sunday Times cho biết các trường xây dựng các “khóa học nền tảng” cho sinh viên quốc tế với yêu cầu đầu vào rất thấp, sau đó cho phép họ học chuyển tiếp lên các chương trình thường mà không cần tái đánh giá để đo lường độ thích hợp.
Ngoài ra, để có thể “rao bán” các chương trình này một cách hiệu quả, các trường thuê các công ti trung gian và chia sẻ phí hoa hồng cho họ, đôi khi lên tới 20%. Nhiều cáo buộc ẩn danh còn cho biết các trường còn chấp nhận các tài liệu giả mạo hoặc sản phẩm đạo văn từ các sinh viên quốc tế mà không cần xác minh tính xác thực hoặc tính nguyên bản nhằm tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Thêm nữa, việc cung cấp thông tin sai lệch về việc công nhận, xếp hạng hoặc chất lượng chương trình học tập để thu hút ứng viên quốc tế cũng là một thủ đoạn được một số trường sử dụng.
Phản ứng từ nhóm Russell
Đại diện nhóm Russell ngay lập tức phủ nhận các cáo buộc và đảm bảo rằng các trường thành viên của họ “tuân thủ các tiêu chuẩn tuyển sinh nghiêm ngặt nhất và cam kết tính công bằng cho mọi ứng viên khi nộp hồ sơ vào trường”. Russell cũng cho biết “tất cả sinh viên, bất kể quốc tịch, sắc tộc hay xuất thân gia đình ra sao, cũng đều được trao cơ hội ngang nhau ở hệ thống của họ.”
Russell thanh minh rằng các chương trình dự bị quốc tế mà họ tạo ra khác với các chương trình thông thường và hiển nhiên có quy trình tuyển sinh với yêu cầu đầu vào khác biệt. Chúng được thiết kế để đảm bảo các sinh viên quốc tế có đủ nền tảng để sẵn sàng tiếp cận các chương trình thông thường. Họ cũng cung cấp dữ liệu mới nhất từ công ti UCAS chuyên cung cấp dịch vụ tuyển sinh tại Anh cho thấy số lượng sinh viên trong nước tại các trường đại học của họ vẫn đang trên đà tăng và không hề bị lấn át bởi số lượng sinh viên quốc tế.
Dù doanh thu từ đối tượng sinh viên quốc tế là một phần quan trọng với các trường Russell, họ vẫn cam kết rằng doanh thu từ những đối tượng này cũng như đối tượng sinh viên trong nước đều được đảm bảo tái đầu tư vào việc nâng cao chất lượng dạy và học cho tất cả sinh viên.
Chính phủ buộc phải vào cuộc
Vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc, phía bộ giáo dục Anh cho biết họ đang “khẩn trương điều tra” các báo cáo và sẽ có “hành động thích hợp” nếu phát hiện bất cứ trường đại học nào đang thực sự hạ thấp tiêu chuẩn đầu vào đối với đối tượng sinh viên quốc tế nhằm đảm bảo Vương quốc Anh vẫn là “nhà lãnh đạo toàn cầu về giáo dục đại học” và chào đón “những sinh viên quốc tế chân chính” đóng góp cho cộng đồng học thuật.
Cho đến nay, câu chuyện về việc liệu có hay không các trường đại học Anh cố tình hạ thấp tiêu chuẩn đầu vào đối với sinh viên quốc tế vẫn là một vấn đề chưa ngã ngũ. Nhiều nhà giáo dục cho rằng hệ quả của hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến không chỉ chất lượng và tính đa dạng của giáo dục mà còn tác động tới tài chính, kinh tế, chính trị và xã hội Anh cũng như đạo đức của các nhà làm giáo dục nước này.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.
Xem thêm: