Bảo vệ con quá mức có hại đến thế nào?

Khi trở thành cha mẹ, mong muốn lớn nhất của chúng ta là đảm bảo sự an toàn của con cái, cung cấp cho chúng một cuộc sống no đủ và có thật nhiều niềm vui. Vì đã có cái nhìn rõ ràng về thế giới cùng những hiểm nguy tiềm tàng, không một bậc phụ huynh nào muốn con cái họ phải đối mặt với những điều đó và cố gắng bao bọc con cái trong vòng tay mình để giảm thiểu rủi ro.

Điều này dễ khiến cho nhiều bậc phụ huynh sa vào “hố sâu” lo lắng, bất an và hình thành sự bảo vệ quá mức đối với con cái mình. Trong bải viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về tác hại của sự bảo vệ con cái quá mức.

Thế nào là sự bảo vệ quá mức?

Nói ngắn gọn thì sự bảo vệ quá mức của cha mẹ bao gồm các hành vi che chở, giám sát, can thiệp quá mức cần thiết vào cuộc sống của con cái. Hành vi này xuất phát từ mong muốn bảo vệ, chu cấp tự nhiên của cha mẹ. Nhiều người trong số họ còn bất chấp để đảm bảo cho thành công của con cái mình, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày một đông đúc và “phẳng” hơn.

Để có thể bảo vệ con cái một cách tuyệt đối, những vị phụ huynh này có xu hướng bảo vệ quá mức thường kiểm soát chặt chẽ cuộc sống của con mình. Đối với họ, việc nắm rõ nhất cử nhất động của con và những biến chuyển của môi trường xung quanh mới có thể giúp họ an tâm và có sẵn phương án giải quyết khi bất cứ vấn đề nào đó nhen nhóm. Thêm vào đó, các bậc cha mẹ này còn có xu hướng ưa kịch tính hoá những rủi ro có thể xảy đến với con cái mình.

7 dấu hiệu cho thấy ba, mẹ đang bao bọc con quá mức

Để bảo đảm mọi rủi ro dù là nhỏ nhất không xảy đến với con mình, họ đưa ra các quyết định thay cho con cái, thậm chí làm thay hay tìm phương án khác để con mình không phải trực tiếp thực hiện. Lo sợ con cái sai lầm rồi phải trả giá hoặc cảm thấy hối hận trong tương lai, nhiều phụ huynh lựa chọn bỏ qua quyền tự quyết của con từ những việc quan trọng như lựa chọn trường lớp, thầy cô giáo, v.v. tới những việc cá nhân như lựa chọn bạn bè, hoạt động ngoại khoá, v.v.. Họ đã can thiệp quá mức vào vào mọi việc của con trẻ.

Hậu quả của bảo vệ quá mức

Việc kiểm soát quá chặt chẽ đến mức thái quá của cha mẹ đương nhiên dẫn đến sự bóp nghẹt về tâm trí và cảm xúc của con cái. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu được điều này. Trong mắt họ, những điều họ làm cho con đều xuất phát từ tình yêu thương và chỉ để đảm bảo cho con cái họ luôn nhận được những điều tốt đẹp nhất. Rồi khi vấp phải sự phản kháng từ con trẻ trước sự bóp nghẹt này, nhiều cha mẹ lại tìm cách điều khiển cảm xúc của con (thậm chí còn thực hiện những hành vi như thao túng tâm lí, triệt tiêu quyền tự quyết) khiến con cái phải gặp các vấn đề về tâm lí. Nhiều công trình khoa học chỉ ra rằng trẻ em lớn lên trong môi trường được bảo vệ quá mức thường gặp khó khăn trong việc phát triển tính độc lập, kĩ năng giải quyết vấn đề và năng lực phục hồi bởi thiếu hụt cơ hội tự mình vượt qua thử thách và chấp nhận thất bại, học từ lỗi sai.

Sự bảo vệ quá mức của cha mẹ trên thực tế gây cản trở sự phát triển về mặt cảm xúc, xã hội và nhận thức của trẻ. Chính những hành vi thái quá này khiến trẻ không học được các kĩ năng sống quan trọng, cơ chế đối phó và chiến lược thích ứng cần thiết cho tuổi trưởng thành. Ngoài ra, việc liên tục che chở và né tránh rủi ro góp phần làm tăng thêm sự lo lắng và phụ thuộc ở trẻ, việc trẻ gặp khó khăn trong quá trình làm việc với những nỗi sợ hãi sẽ dẫn đến sự thiếu tự tin và phản ứng trốn tránh, phụ thuộc vào quyết định của người khác.

Are You Over-Parenting Your Child? Signs You're A Helicopter Parent & What  To Do About It

Tại sao ngày càng nhiều cha mẹ có xu hướng bảo vệ con quá mức?

Phần đông các nhà tâm lí học cho rằng xu hướng bảo vệ con quá mức đến từ nỗi sợ hãi về thế giới của cha mẹ. Sự phức tạp của cuộc sống hiện đại đem lại cho con người nhiều nỗi lo lắng và sợ hãi hơn. Thêm nữa, sự thổi phồng không ngừng nghỉ của các phương tiện thông tin đại chúng ngày này đã góp phần khiến cho những lo ngại của cha mẹ ngày càng gia tăng. Dễ dàng tìm thấy những bài báo, bản tin, phóng sự, bài chia sẻ về những rủi ro, mối hiểm nguy trong cuộc sống hiện đại được chia sẻ rộng rãi và lặp đi lặp lại. Sự thiếu sót của thế hệ trước trong việc nuôi dạy con cái cũng hình thành mong muốn bù đắp cho con cái mình, dù đôi khi chính sự bù đắp này lại là con đường sai lầm dẫn đến sự bảo vệ quá mức cần thiết.

Trong thời đại cái “tôi” được đề cao quá mức và mọi thứ tập trung vào sự hài lòng cá nhân như hiện nay, bản thân cha mẹ cũng phóng chiếu mong muốn thành công của chính họ lên con cái mình. Nhu cầu tạo dựng hình ảnh “hoàn hảo” về thành tựu và hạnh phúc cá nhân cũng tạo những áp lực tới không chỉ những bậc cha mẹ mà còn cả con cái họ. Sự ám ảnh của các phương tiện truyền thông xã hội với “những gia đình hoàn hảo” gây ra chứng hoang tưởng và làm trầm trọng thêm sự lo sợ của các bậc cha mẹ. Chưa hết, cuộc sống hiện đại khiến cho người lớn không thể ngừng làm việc. Bởi không có đủ thời gian cho con cái, cha mẹ cũng có xu hướng bù đắp bằng vật chất và lo âu nhiều hơn khi không thể bảo vệ con em mình khỏi mọi rủi ro tiềm ẩn thay vì tập trung vào giải quyết vấn đề rối loạn lo âu của bản thân và cho phép con cái có nhiều cơ hội nuôi dưỡng sự tự tin, hình thành các cơ chế tự bảo vệ, giải quyết vấn đề và đối phó với các mối nguy hại từ xã hội.

Cha mẹ có thể làm gì để không bị cuốn vào xu hướng này?

Để làm được điều này, các chuyên gia tâm lí học khuyến khích cha mẹ sử dụng cách tiếp cận cân bằng khi nói về nhu cầu bảo vệ con trẻ. Để một đứa trẻ có thể phát triển khoẻ mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần, các em cần phải được cho phép tiếp xúc với các tình huống xã hội một cách từ từ để được trải nghiệm và học hỏi. Việc chấp nhận “rủi ro lành mạnh” và học từ những thất bại cũng đặc biệt quan trọng. Trong một môi trường đầy tính hỗ trợ, trẻ sẽ cảm thấy được trao quyền để khám phá khả năng của mình, từ đó có thể phát triển tính độc lập cao và nuôi dưỡng năng lực phục hồi sau biến cố.

How to Deal With Overprotective Partners: 10 Helpful Ways

Hệ thống giáo dục và chính sách xã hội cũng nên hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động hướng dẫn cha mẹ giải quyết các mối lo ngại về an toàn và thiết lập các ranh giới hợp lí trong việc nuôi dạy con. Chỉ bằng cách thúc đẩy sự hợp tác giữa phụ huynh, nhà giáo dục và các nhà hoạch định chính sách, xã hội có thể tạo ra một “hệ sinh thái” hỗ trợ ưu tiên sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc của trẻ em.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.