Bất động sản: Khủng hoảng & những hướng đầu tư thay thế

Bất động sản là một lĩnh vực quan trọng của mọi nền kinh tế. Gắn liền với việc sinh sống của con người, sở hữu đất đai và nhà cửa được xem như điều tối quan trọng, nhất là trong bối cảnh dân số thế giới tăng chóng mặt, xu hướng đổ xô về các đô thị lớn khiến cho các đô thị này chịu sức ép mở rộng do khan hiếm đất ở, nhà ở. Bên cạnh đó, việc cân đối hoạch định đầu tư cho các dự án bất động sản và an sinh xã hội được cho là mối đau đầu của nhiều chính phủ.

Việt Nam liên tục được nhắc tên trong danh sách những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Sự trỗi dậy này của nền kinh tế tạo bệ phóng cho thị trường bất động sản bùng nổ. Ở nước ta, đầu tư bất động sản được xem như một lĩnh vực đầu tư thời thượng và sẽ ngày càng phát triển nhanh và mạnh hơn nữa theo như dự đoán của các chuyên gia đầu tư (thị trường bất động sản Việt được đánh giá là tiềm năng lớn và đầy hứa hẹn tại châu Á). Kiếm lợi từ bất động sản sẽ là một trong những phương pháp đầu tư sáng giá nhất khi tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lại nhận định Việt Nam không còn nhiều thời gian để ngăn chặn tình trạng khủng hoảng tín dụng trong lĩnh vực bất động sản. Cơn sốt thiếu kiểm soát kéo dài trên thị trường bất động sản đang làm chệch hướng phát triển của nền kinh tế ngày càng trầm trọng hơn. Tuy vẫn chưa có thành phố nào nằm trong “danh sách đếm ngược” của “bong bóng bất động sản” trên toàn thế giới, giới đầu tư Việt Nam luôn được cảnh báo về tình trạng này, nhất là khi kinh tế thế giới đang trong giai đoạn nhạy cảm, các nền kinh tế hàng đầu lao đao vì COVID-19 và chiến tranh Nga – Ukraine.

1. Khủng hoảng tín dụng bất động sản

1.1. Nhìn sâu vào khủng hoảng tín dụng bất động sản

Theo các nhà điều hành và phân tích bất động sản, khoảng 4,6 tỉ đô la trái phiếu bất động sản đang được theo dõi bởi Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam sẽ đáo hạn vào năm tới. Các công ti sẽ phải vật lộn để đáp ứng các nghĩa vụ khi không có sự hỗ trợ của chính phủ. Hiện nay, nguồn vốn gần như đã cạn kiệt sau khi “chiến dịch chống tham nhũng” làm các nhà đầu tư hoảng sợ và chính phủ quyết định “đóng băng” đợt phát hành trái phiếu mới trong toàn ngành.

Làn sóng vỡ nợ đang được dự báo có thể trở thành cuộc khủng hoảng lớn với lĩnh vực tài chính, ngân hàng và cả nền kinh tế. Mặc dù khoản nợ bất động sản của Việt Nam là rất nhỏ khi so sánh với nền kinh tế láng giềng là Trung Quốc nhưng hiện ngành này vẫn chiếm khoảng 11% hoạt động kinh tế. Vì vậy, những mối lo ngại đang kêu gọi những nhà cầm quyền hành động trước khi quá trễ.

Nhiều đại diện đến từ các tập đoàn phát triển bất động sản trong nước cho biết họ nhận ra lĩnh vực bất động sản đang trải qua một cuộc khủng hoảng lớn. Họ vẫn chưa biết khi nào cuộc khủng hoảng sẽ chấm dứt và trông đợi rất nhiều vào động thái của chính phủ.

Quan sát thị trường và cho biết những dấu hiệu căng thẳng đang lan rộng, Fitch Ratings mới đây ước tính doanh số bán nhà của toàn thị trường sẽ giảm 5% trong năm nay; thêm nữa, sự thiếu hụt tiền mặt sẽ buộc các đơn vị phải chuyển sang vay ngầm với lãi suất cực cao và bán tài sản với mức chiết khấu sâu (lên tới 40%). Nếu trước đây, trung bình một đơn vị mất khoảng 2 tháng để bán 1.000 căn nhà mới thì hiện nay phải mất từ sáu đến tám tháng, đơn vị này mới có thể đạt được con số trên.

1.2. Cải cách là cần thiết

Để “giải phóng tiềm năng” của trái phiếu, các nhà cầm quyền đang tìm cách nới lỏng các qui tắc và qui định trong thời gian gần đây. Bằng chứng là cổ phiếu bất động sản đã có động thái giảm giá và làm giảm số lượng trái phiếu phát hành mới. Đại diện của Maybank Việt Nam – một công ti dịch vụ tài chính – ngân hàng có tiếng đến từ Malaysia – cho biết hiện họ quan sát được rằng chính phủ đã bắt đầu nới lỏng lập trường và đang có ý định sửa đổi các nghị định cho phép kéo dài thời gian đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp lên hai năm nhằm giảm bớt tình trạng thiếu vốn.

Đặt mục tiêu trở thành một trung tâm sản xuất lớn trong khu vực, Việt Nam đã thành công trong việc thu hút được các “ông lớn công nghệ” như Apple và Samsung. Amazon, Meta, Google cũng đang trong quá trình tìm hiểu Việt Nam. Và để hỗ trợ, chính phủ đã thảo luận các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho các nhà phát triển dễ dàng tiếp cận vốn hơn.

Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng cho rằng sẽ cần làm nhiều hơn nữa để thu hút các nhà đầu tư quay trở lại thị trường trái phiếu. Các biện pháp dù đã tháo gỡ được nhiều khó khăn trên thị trường, giúp các tổ chức “dễ thở” hơn nhưng vẫn cần nhiều giải pháp kích cầu hơn để tăng dòng tiền mới vào thị trường. Một vài gợi ý được đưa ra, trong đó có rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp xuống còn 1 tháng hoặc thậm chí ít hơn (hiện tại là 6 tháng đến 1 năm). Việc đẩy nhanh các qui trình, thủ tục cũng giúp các nhà phát triển nhanh chóng sở hữu quyền hợp pháp, giúp giảm chi phí vay thông qua việc cắt giảm lãi suất và đảm bảo công bố thông tin bán trái phiếu chính xác.

2. Những hướng đầu tư thay thế

2.1. Năng lượng

Cuối năm ngoái, Việt Nam chính thức kí kết chương trình Quan hệ đối tác về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP). Trong năm nay, cách thức triển khai và thực hiện các thỏa thuận trong chương trình sẽ được quyết định và chúng ta có thể nhìn nhận và đánh giá các thay đổi một cách rõ ràng hơn. Việc kí kết JETP được cho là sẽ đem lại những tác động tích cực tới một số lĩnh vực cụ thể cũng như toàn thị trường năng lượng.

Chính phủ đang hoàn tất dự thảo về qui hoạch phát triển ngành điện. Sau nhiều lần sửa đổi, dự thảo được cho là sẽ tiếp tục được chỉnh sửa tiếp để phù hợp với các cam kết trong JETP. Tháng 11 năm nay, Việt Nam được cho là sẽ tiếp tục lộ trình bằng cách công bố cách thức giảm phát thải khí nhà kính và danh sách các mục tiêu đầu tư vào năng lượng tái tạo.

2.2. Du lịch

Đại dịch COVID-19 đã kéo ngành du lịch Việt Nam và thế giới xuống “vũng lầy”. Ngay cả năm 2022 khi bức tranh kinh tế đã trở nên sáng sủa hơn, ngành du lịch vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hồi phục. Việt Nam đã lên kế hoạch đón khoảng 5 triệu khách du lịch vào thời điểm cuối năm nhưng con số đạt được chỉ hơn 3,5 triệu khách. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Chính phủ kì vọng việc dỡ bỏ các hạn chế biên giới sẽ giúp ngành du lịch phục hồi trở lại trong năm 2023.

2.3. Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin hay thường được giới đầu tư Việt Nam gọi bằng cái tên “vua của mọi ngành” trải qua đại dịch với những con số ấn tượng. Theo báo cáo, đã có 1,4 tỉ đô la được rót vào ngành này trong năm 2021 bất chấp ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch COVID-19 và những chính sách theo đuổi “Zero COVID” dẫn đến giãn cách xã hội.

Xu hướng dịch chuyển làn sóng đầu tư từ các quốc gia công nghệ thông tin “có máu mặt” như Trung Quốc, Ấn Độ sang khu vực lân cận là Đông Nam Á đẩy nhu cầu nhân lực của ngành công nghệ thông tin lên cao và rơi vào trạng thái luôn “khát” nhân sự. Báo cáo về thị trường lao động của ngành này cho thấy trong năm 2023, cần khoảng 530 nghìn lao động tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, tuy nhiên cả thị trường vẫn đang thiếu khoảng 150 nghìn người. Dự báo cho biết con số này sẽ còn tăng thêm khoảng 45 nghìn người nữa vào năm 2024.

Với quyết tâm số hóa một cách nhanh và hiệu quả, chính phủ tích cực thúc đẩy các chương trình nghị sự về công nghiệp 4.0 đồng thời có những chính sách hỗ trợ toàn ngành và các doanh nghiệp thoải mái phát triển.

2.4. Sản xuất và chế tạo

Cuối năm 2022, các chỉ số của thị trường cho thấy lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã bị thu hẹp đáng kể khi số lượng đơn đặt hàng liên tục giảm, buộc nhiều nhà máy phải sa thải công nhân hàng loạt nhằm trụ vững trước sự sụt giảm của khối lượng công việc. Làn sóng sa thải hàng loạt diễn ra ở các khu công nghiệp, đặc biệt là ở phía Nam dẫn tới những tình cảnh khó khăn, đẩy nhiều người lâm vào khó khăn và bế tắc ngay trước Tết.

Sự suy yếu này dù đã được dự báo trước do diễn biến dịch bệnh trên toàn cầu và ảnh hưởng của cuộc chiến Nga – Ukraine vẫn giáng những đòn mạnh mẽ vào các doanh nghiệp sản xuất và nhân sự của họ. Tình trạng dư thừa lao động trên thị trường tuy là dấu hiệu của suy thoái nhưng cũng mở ra các cơ hội mở rộng kinh doanh cho những nhà đầu tư và nhà kinh doanh. Xem lĩnh vực sản xuất và chế tạo như xương sống của nền kinh tế, chính phủ đang nỗ lực nghiên cứu và triển khai các chính sách nhằm vực dậy ngành này để đạt các kì vọng kinh tế trong năm 2023, trong đó có việc “giữ chân” thành công những tên tuổi lớn như Samsung và có thể khiến Apple đặt nhà máy.

2.5. Giáo dục

Ngành giáo dục Việt Nam trở nên nhộn nhịp hơn trong năm 2022 với sự tham gia của hàng loạt các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục trẻ em. Các dự án giáo dục mới tập trung trong nhóm trường tư thục cho thấy tiềm năng lớn của ngành này và triển vọng đầu tư sáng sủa.

Với lĩnh vực giáo dục cao cấp, cuối năm 2022, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kì (USAID) ra thông báo về việc kí kết biên bản ghi nhớ đầu tiên với Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam. Theo đó, USAID sẽ hỗ trợ Bộ trong một dự án mới cung cấp hỗ trợ kĩ thuật trực tiếp nhằm rà soát và cải thiện các chính sách giáo dục đại học. Quyền tự chủ đại học nhờ đó sẽ được nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục.

Trong một thập kỉ qua, có thể thấy đầu tư vào lĩnh vực giáo dục giữ xu hướng tăng đều. Đầu tư cho lĩnh vực này giai đoạn 2011-2020 chiếm tới hơn 18% tổng chi ngân sách nhà nước, dù vẫn thấp hơn mức đề ra là 20% cho thấy tầm quan trọng của ngành này trong chính sách phát triển của nhà nước.

Đọc thêm về triển vọng đầu tư của ngành giáo dục tại Việt Nam tại đây.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu u, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.