Hệ thống chứng chỉ tiếng Anh Cambridge: Lịch sử và giá trị
Trong lĩnh vực giáo dục tiếng Anh toàn thế giới, hệ thống khảo thí Anh ngữ của Đại học Cambridge (còn gọi là Cambridge English) đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng (không quá lời nếu gọi đây là chuẩn mực cho các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kiểm tra chất lượng giáo dục và đánh giá sự thành thạo trong việc sử dụng sinh ngữ của người học). Dù rằng trong những năm gần đây, “cơn sốt” IELTS có khiến cho vị thế của Cambridge English có phần giảm sút, hệ thống chứng chỉ Anh ngữ này được cho là sẽ lấy lại được sự ủng hộ của người học, mạng lưới trường học và chính phủ trong tương lai nhờ những ưu điểm của mình. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu về lịch sử của Cambridge English và những giá trị của hệ thống chứng chỉ Anh ngữ quốc tế này.
Cambridge English và sự phổ biến trên toàn cầu
Được sáng lập và điều hành bởi Đại học Cambridge (VQ Anh), hệ thống khảo thí Anh ngữ Cambridge bắt đầu hành trình phát triển và “phủ sóng” toàn cầu của mình từ năm 1913. Trong hơn một thế kỷ qua, Cambridge English đã không ngừng mở rộng để tiếp cận nhiều đối tượng người học khác nhau cùng nhu cầu của họ khi học tiếng Anh: từ những em học sinh, những người mới làm quen với tiếng Anh ở những cấp độ thấp tới những người đi làm, người làm nghiên cứu cần chứng minh sự lưu loát của mình khi sử dụng Anh ngữ. Hệ thống Cambridge English được xây dựng theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR) vốn đóng vai trò là tiêu chuẩn toàn cầu đo lường các kỹ năng ngôn ngữ, nhờ vậy mà bất cứ chứng chỉ nào thuộc hệ thống Cambridge English đều được đảm bảo về độ chính xác đã được tiêu chuẩn hóa.
Hiện nay, Cambridge English gồm các cấp độ: Tiền sơ cấp (còn gọi là Key/KET, tương ứng các bậc Pre-A1/A1/A2), Sơ cấp (còn gọi là Preliminary/PET, tương ứng bậc B1), Trung cấp (còn gọi là First/FCE, tương ứng bậc B2), Cao cấp (còn gọi là Advanced/CAE, tương ứng bậc C1), Chuyên nghiệp (còn gọi là Proficiency/CPE, tương ứng bậc C2). Ngoài ra, Cambridge English còn cung cấp các chứng chỉ tiếng Anh đặc biệt như tiếng Anh kinh doanh (như B1 Business/BEC Preliminary, B2 Business/BEC Vantage, C1 Business Higher), v.v.. Mỗi bài kiểm tra được thiết kế tỉ mỉ để đánh giá các kỹ năng và năng lực ngôn ngữ trong môi trường cụ thể, cho phép người học tập trung thể hiện đúng trình độ của mình khi sử dụng tiếng Anh với đầy đủ bốn kỹ năng gồm nghe, nói, đọc và viết.
Các chứng chỉ tiếng Anh của Cambridge English được công nhận bởi hơn 25.000 tổ chức giáo dục, nhà tuyển dụng và chính phủ trên toàn cầu. Chúng đều được coi như một tài liệu có giá trị, giúp các sinh viên đến từ những quốc gia không nói tiếng Anh có thể tiếp cận các cơ hội giáo dục đại học. sau đại học, cũng như tìm kiếm cơ hội việc làm. Cambridge English còn có giá trị khi hoàn thiện hồ sơ xét duyệt thị thực, v.v. tại nhiều quốc gia nói tiếng Anh trên thế giới.
Thống kê cho biết hằng năm, có hơn 5 triệu người tại 130 quốc gia tham gia các kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh của Cambridge, giúp sự phổ biến của hệ thống khảo thí này thuộc hàng cao nhất trên thế giới. Không chỉ tồn tại ở dạng bài thi giấy, Cambridge English ngày nay hoàn toàn có thể được triển khai với định dạng kỹ thuật số trên máy vi tính, giúp cho thí sinh có thể biết được điểm số của mình ngay sau khi kết thúc bài thi, đồng thời cũng cho phép thí sinh có điều kiện làm bài thi thuận lợi hơn so với định dạng truyền thống.
Trên thực tế, việc nhiều đất nước lựa chọn hệ thống khảo thí Anh ngữ Cambridge làm tiêu chuẩn xây dựng chương trình học quốc gia là điều dễ hiểu vì Cambridge English thực sự cung cấp một hệ thống đánh giá được đánh giá cao và đáng tin cậy khi đo lường năng lực sử dụng tiếng Anh của người học. Nhờ tập trung vào các kỹ năng giao tiếp gắn liền với môi trường, hoàn cảnh thực tế, chương trình học lấy Cambridge English làm chuẩn hoàn toàn có thể trang bị cho người học những kiến thức cần thiết, đồng thời cho phép họ rèn luyện và chuẩn bị sẵn sàng cho cả những môi trường học tập và làm việc chuyên nghiệp. Tại một số quốc gia như Trung Quốc, Brazil, Tây Ban Nha, chính phủ không chỉ sử dụng Cambridge English như một tiêu chuẩn mà còn đưa nó vào sâu trong hệ thống giáo dục quốc gia, sử dụng chúng làm tiêu chuẩn đánh giá trình độ Anh ngữ của học sinh, sinh viên. Sáng kiến tích hợp này đã chứng minh được hiệu quả của nó khi tỏ ra vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ phát triển chương trình giảng dạy, đào tạo giáo viên cũng như đánh giá học sinh, từ đó thúc đẩy tiêu chuẩn giáo dục tiếng Anh cao hơn. Hơn nữa, nó còn giúp nâng cao khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục, giúp cho hệ thống vẫn có điều kiện phục vụ cho các nhu cầu địa phương hoá mà vẫn duy trì được các tiêu chuẩn quốc tế.
IELTS và tác động của nó đối với Cambridge English
Hệ thống kiểm tra Anh ngữ quốc tế (IELTS) là một bài kiểm tra trình độ tiếng Anh nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Vốn được phát triển một phần bởi chính Cambridge English kết hợp cùng Hội đồng Anh và tổ chức giáo dục Úc IDP, IELTS trong những năm qua đã rộ lên như một “cơn sốt”, đặc biệt tại các quốc gia không nói tiếng Anh, khiến cho chính Cambridge English có phần bị lu mờ. Tuy nhiên, thực chất, dù rằng IELTS đang được các quốc gia và người học ưu ái thì ảnh hưởng từ độ phổ biến của IELTS tới Cambridge English có thể được nhìn nhận như một sự bổ sung thay vì sự cạnh tranh hay áp đảo. Cả hai đều có thể được sử dụng để phục vụ các nhu cầu và sở thích khác nhau của người học. Nếu IELTS sử dụng chung một bài thi cho toàn bộ thí sinh trong một đợt thi thì Cambridge English sử dụng các bài thi riêng biệt cho các cấp độ khác nhau.
Ngoài ra, nếu người học tìm tới IELTS để hoàn thiện hồ sơ học tập hoặc du học, di cư đến các quốc gia nói tiếng Anh bởi có thể đánh giá toàn diện khả năng sử dụng tiếng Anh của một người, đảm bảo rằng họ đã sẵn sàng cho một cuộc sống trong môi trường nói tiếng Anh thì Cambridge English tỏ ra hiệu quả hơn trong việc xác định sự tiến bộ của người học trên hành trình học Anh ngữ của họ. Ở mỗi một cấp độ, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng được đưa ra một cách cụ thể, giúp người học có thể nắm chắc mục tiêu và từng bước tiến bộ một cách vững chắc, dù cho họ có là bất cứ ai, ở bất cứ trình độ nào.
Như vậy, có thể thấy rằng dù độ nổi tiếng có phần bị giảm sút, vị trí của hệ thống khảo thí Anh ngữ Cambridge vẫn luôn vững chắc trong lĩnh vực khảo thí tiếng Anh. Một khi các quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục tin tưởng Cambridge English, vị thế của hệ thống này khó có thể bị mất đi và gần như chắc chắn sẽ còn đóng góp nhiều hơn nữa cho ngành giáo dục Anh ngữ tương lai.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.