Ấn Độ vs. Việt Nam: Ai sẽ là “công xưởng thế giới” mới?
Nền kinh tế toàn cầu đang trải qua nhiều thay đổi về địa chính trị khi căng thẳng kinh tế Mĩ – Trung vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Việc hai nền kinh tế hàng đầu thế giới khó ở chung chiến tuyến đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia khác. Nổi lên như những cái tên “nóng” là Ấn Độ và Việt Nam.
Đều là hàng xóm của Trung Quốc và có chung định vị chiến lược là thu hút vốn đầu tư từ phương Tây, Ấn Độ và Việt Nam đang tận dụng những lợi thế riêng nhưng cũng đồng thời phải đối mặt với những thách thức đáng kể khi cạnh tranh với nhau. Bài viết ngày hôm nay sẽ đi sâu vào tìm hiểu năng lực cạnh tranh của Ấn Độ và Việt Nam và đánh giá điểm mạnh cũng như điểm yếu của mỗi nước trong nỗ lực giành lấy nguồn lợi từ cuộc chiến kinh tế Mĩ – Trung.
Ấn Độ và Việt Nam
Trong khi phương Tây đang nỗ lực tìm kiếm quốc gia thay thế cho Trung Quốc nhằm hạn chế sức mạnh của nước này và ủng hộ Mĩ, một sáng kiến mang tên “Atmanirbhar Bharat” (tạm dịch: Ấn Độ tự lực) đi kèm các chương trình khuyến khích liên kết sản xuất (PLI) đã được Ấn Độ ban hành để biến đất nước này trở thành “công xưởng thế giới” mới. Trong khi đó, Việt Nam đang nỗ lực tận dụng các ưu thế chính trị, xã hội để lôi kéo phương Tây di chuyển cơ sở sản xuất sang lãnh thổ của mình.
Nhìn chung, lợi thế chính của Ấn Độ nằm ở qui mô của nền kinh tế. Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ ba thế giới; là nước có dân số cao nhất trên thế giới (với 1,44 tỉ người vào Q1/2024) với tỉ lệ sinh đạt 16,75 trẻ/1000 người cho Ấn Độ một nguồn lao động dồi dào và ổn định. Thêm vào đó, tầng lớp trung lưu của Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng.
Quốc gia tỉ dân này cũng có những tín hiệu đáng mừng trên thị trường tài chính với hơn 5,9 tỉ đô la Mĩ huy động được chỉ từ hoạt động chào bán cổ phiếu lần đầu (hay còn gọi là IPO) vào năm 2023. Dòng tiền từ Mĩ vào Ấn Độ cũng đạt mốc 8,5 tỉ đô la Mĩ vào năm 2021 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lúc bấy giờ.
Không thể so sánh với Ấn Độ về qui mô, Việt Nam – đất nước Đông Nam Á nhỏ bé chỉ với hơn 100 triệu dân – sử dụng những đề xuất hấp dẫn làm điểm thu hút các nhà đầu tư. Sở hữu vị trí đắc địa trong chuỗi cung ứng hàng hoá của châu lục, Việt Nam với lợi thế chi phí nhân công rẻ và chế độ thuế khóa thuận lợi vẫn là đối thủ đáng gờm của Ấn Độ. Có thể thấy đầu tư các ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam vẫn đang trên đà tăng và hưởng lợi nhiều từ các chính sách hỗ trợ hoạt động xuất khẩu. Sự tăng trưởng nhanh chóng về nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho các hoạt động khởi nghiệp tại thị trường này cũng là điểm sáng hấp dẫn nhiều nhà đầu tư khi tăng từ 48 triệu đô la Mĩ năm 2017 lên 1,15 tỉ đô la Mĩ vào năm 2023.
Tuy nhiên, hai quốc gia này vẫn vấp phải những rào cản riêng trong việc kích thích hoạt động đầu tư. Nếu bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu tạo nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh và sự thiếu hụt chưa thể lấp đầy nhanh chóng về kiến thức và kĩ năng của lực lượng lao động là những điểm trừ lớn nhất của Ấn Độ thì Việt Nam với nền kinh tế nhỏ, dễ tổn thương trước các thay đổi kinh tế toàn cầu và sự thiếu hụt lao động trình độ cao khiến các nhà đầu tư nước ngoài ngần ngại trong việc rót vốn. Nhìn chung, nếu để so sánh giữa hai quốc gia, Ấn Độ dường như vẫn là nước chiếm ưu thế hơn. Bằng chứng là những khoản đầu tư lớn từ Mĩ đang không ngừng đổ về Ấn Độ và số lượng cơ sở công nghiệp quốc tế đa dạng tại đất nước này ngày một tăng.
Ấn Độ hay Việt Nam?
Để Việt Nam gia tăng năng lực cạnh tranh trước một Ấn Độ mạnh mẽ và hấp dẫn, điều đất nước nhỏ bé này cần là các sáng kiến chiến lược. Nếu có thể hợp lí hóa các qui trình pháp lí, tinh giản hoá các thủ tục hành chính, gia tăng đầu tư vào phát triển lực lượng lao động và mở rộng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Việt Nam có thể thay đổi bộ mặt môi trường đầu tư của mình và khẳng định mình là điểm đến hàng đầu cho giới đầu tư toàn cầu.
Có thể nói sự cạnh tranh giữa Ấn Độ và Việt Nam trong việc giành lấy dòng vốn đầu tư từ phương Tây không chỉ phản ánh sức ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mĩ – Trung mà còn là những minh chứng cho thấy vị thế của châu Á đang ngày một tăng lên. Trên thực tế, Ấn Độ và Việt Nam có thể hợp tác, chia sẻ với nhau những cơ hội đầu tư, học hỏi từ nhau những kinh nghiệm thu hút đầu tư để cùng phát triển thay vì coi nhau như đối thủ. Một khi cả hai quốc gia cùng đạt được thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ cải cách chính trị và gia tăng năng lực thích ứng của nền kinh tế, cả Ấn Độ và Việt Nam có thể song hành thực hiện mục tiêu gia tăng địa vị của mình trên bảng xếp hạng kinh tế thế giới và trở thành những nước phát triển.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.