Phóng đại việc “thành công sớm”: lợi bất cập hại
Ở bất kì đâu thì mỗi thế hệ phải vật lộn với những thách thức và áp lực xã hội của riêng mình. Đối với thế hệ Z, những người được sinh ra vào nửa sau thập niên 90 và thập niên 2000, sức nặng của những kỳ vọng lại rất nặng nề với những thúc giục không ngừng về “thành công sớm.”
Những năm gần đây, không khó để tìm thấy những dạng nội dung, thông điệp giáo dục về những “gương thành công sớm” trên mạng Internet lẫn ngoài đời. “Thành công sớm” không chỉ là một chủ đề bàn luận thông thường mà đã trở thành một kì vọng lớn lao của giới trẻ.
Chính bởi sức ảnh hưởng của “thành công sớm” mà những cuộc tranh luận gay gắt về những khía cạnh được và mất của vấn đề này diễn ra khắp diễn đàn, hội nhóm và thu hút nhiều sự chú ý. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về áp lực thành công sớm của thế hệ Z và vai trò của chúng ta trong việc kiểm soát những tác động tiêu cực của hiện tượng này.
Tại sao cần “thành công sớm”?
Sự bùng nổ của “thành công sớm” được cho là kết quả của nhiều yếu tố. Có thể kể đến quan niệm ngày càng phổ biến của con người về giá trị, vai trò quan trọng của tiền bạc, địa vị thời hiện đại; “sự ám ảnh” do truyền thông định hướng vấn đề; tác động của giáo dục trong việc nâng tầm ảnh hưởng của “sự thành công”.
Sự thuận lợi trong của con người hiện đại trong công tác học tập, rèn luyện vô hình trung trở thành gốc rễ của kì vọng về việc mau chóng đạt các thành tích và tạo dựng một niềm tin phổ biến rằng những người sớm thành công sẽ ngày càng thành công hơn nữa nhờ nền tảng xuất sắc mà họ đã tạo dựng. Những câu chuyện được chia sẻ tràn lan về “gương” những người trẻ thành đạt đã bình thường hoá chuyện con người ta “thành công sớm” trong thời đại mới.
Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng trong thi cử và tìm việc làm cũng củng cố thêm ảnh hưởng của kì vọng “thành công sớm” trong giới trẻ. Đa số những người trẻ đều đồng tình rằng họ cần phải trở nên vượt trội từ sớm để có nhiều cơ hội trong học tập và nghề nghiệp tốt nhằm có sự chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với các thách thức bởi sự biến động trong kinh tế và cạnh tranh toàn cầu. Ngoài ra, nhu cầu “nghỉ hưu sớm” để tận hưởng cuộc sống cũng khiến áp lực này trong giới trẻ gia tăng mạnh mẽ.
“Thành công sớm” là áp lực
Khát vọng “thành công sớm” trong thế hệ Z dường như còn trở thành các “mệnh lệnh” tại nhiều quốc gia khi họ sớm được giáo dục bởi thế hệ trước như Baby Boomers và X về những câu chuyện vượt khó, những thần đồng, những doanh nhân có thành tựu được thổi phồng và phóng đại qua lăng kính truyền thông. Những tấm gương này tuy có thể truyền cảm hứng làm việc chăm chỉ cho thế hệ Z nhưng cũng tạo ra sức ép cho họ về việc phải có được những thành tựu thật sớm.
Không khó để thấy trường học ngày nay đã trở thành “chiến trường”. Học sinh ganh đua với nhau như những chiến binh ngoài mặt trận để giành giật các danh hiệu, thành tích cao để làm đẹp cho hồ sơ, nhằm có những bước đi thuận lợi sau này. Không chỉ phải học tập thật xuất sắc, các em còn được yêu cầu phải có đa dạng các kĩ năng mềm, thể hiện tiềm năng lớn trong các kì xét duyệt, thi cử, phỏng vấn vào các đơn vị học tập danh tiếng. Nỗi sợ thất bại trong thế hệ Z lớn hơn nhiều so với các thế hệ trước và họ dễ dàng bị mắc các chứng lo âu hay cảm thấy cô đơn, khó có thể giãi bày. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần cảnh báo về nguy cơ đang gia tăng của một cuộc khủng hoảng tâm lí ở người trẻ. Ngày càng có nhiều người trẻ ở khắp nơi trên thế giới phải nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lí để giải quyết các chứng bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, v.v. sớm hơn nhiều các thế hệ trước và độ tuổi đang ngày càng giảm xuống.
Truyền thông và giáo dục đã làm gì?
Như có nói đến bên trên, không thể phủ nhận vai trò của truyền thông, đặc biệt là các nền tảng kĩ thuật số, trong việc thúc đẩy và duy trì nền văn hóa “siêu thành tích” này. Con người hiện đại dường như không có chỗ trốn để có thể ở một mình đúng nghĩa. Xã hội tôn vinh và kì vọng khả năng kết nối liên tục của con người trong thời đại này đã dẫn đến hiện tượng kiệt quệ về tâm sinh lí, những nỗi sợ kết nối và khiến nhiều người lâm vào tình cảnh khó khăn khi phải nỗ lực đảm bảo sức khoẻ của bản thân mà không làm suy giảm hay mất đi sự chuyên nghiệp và nhiệt thành trong công việc và học tập.
Giáo dục cũng đóng một vai trò then chốt trong việc định hình văn hoá xoay quanh thành công và thành tích. Các trường học ngày nay bị cuốn vào cuộc đua “siêu thành tích” với vẻ bề ngoài tôn vinh sự tìm tòi và bồi dưỡng trí tuệ học sinh. Càng nhiều tiêu chuẩn được sinh ra để đo lường thành tích học sinh, càng nhiều áp lực mà học sinh phải gánh chịu để có thể chứng minh mình có giá trị. Chạy đua không ngừng theo các mục tiêu điểm số chót vót, những bảng điểm “trong mơ”, những danh hiệu nhiều người mong muốn thực tế làm lu mờ niềm vui học tập của học sinh, khiến các em sợ hãi khi tới trường.
Để giảm thiểu được những nguy hại này, chính truyền thông và giáo dục phải chắt lọc, điều chỉnh lại kì vọng của xã hội về “thành công sớm”. Các thang đo cứng nhắc cần được cân nhắc loại bỏ dần và tìm cách cơ cấu lại hệ thống giáo dục, giảm thiểu gánh nặng điểm số, thành tích. Thay vì quá coi trọng các thành tích sớm, xã hội cần phải cởi mở hơn về khái niệm thành công, chú ý nhiều hơn tới sự thỏa mãn trong việc học của học sinh, khả năng phục hồi của các em và niềm vui khi đến trường. Để làm được như vậy, chắc chắn cần có sự cải cách mạnh mẽ trong giáo dục. Chính các trường học, giáo viên phải cùng cha mẹ học sinh dành nhiều ưu ái cho công tác chăm lo sức khỏe tâm thần cho học sinh, trang bị cho các em kiến thức và những công cụ để vượt qua lo âu, mệt mỏi.
Chúng tôi tin rằng những điều này sẽ đem lại cho các em những hiểu biết sâu hơn về bản thân và xã hội, chống lại những tác động ăn mòn của văn hóa “siêu thành tích” độc hại. Các em cần hiểu rằng “thất bại” không xấu, “thất bại” chỉ là một khoảng nghỉ ngơi cần thiết trên con đường tiến đến thành công và việc chấp nhận thất bại cũng là một phần không thể thiếu để các em có thể tự tin và mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, bằng cách “thách thức” các chuẩn mực, định kiến xã hội, cải cách mô hình giáo dục và thúc đẩy sự chăm lo cho sức khoẻ thể chất và tâm thần, chúng ta có thể tạo ra một xã hội công bằng và nhân ái hơn, nơi mà thành công không chỉ được đo lường bằng thành tích mà còn bằng những niềm vui nhận được mỗi ngày.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.