Giống như mọi lĩnh vực khác, giáo dục cũng đang trải qua một cuộc “lột xác” ngoạn mục với sự tham gia sâu và rộng của công nghệ mới, điển hình là trí tuệ nhân tạo (hay còn gọi tắt là AI). Trí tuệ nhân tạo hiện nay đã không còn là giấc mơ xa vời với nhân loại mà đang hiện hữu, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Và tất nhiên là AI và những lợi ích của nó cũng đang dần biến đổi các lớp học. Giáo viên được trao quyền biến hoá lớp học thành một thế giới thông minh, phù hợp cho mục đích giảng dạy, phong cách truyền thụ kiến thức và rèn luyện các kĩ năng cho học sinh.
Bất chấp nhiều người lo ngại về sự thay da đổi thịt này, các nhà lãnh đạo giáo dục được cho là rất tự tin với các định hướng lớp học, trường học thông minh; lớp học số, trường học số của mình trên toàn cầu bởi chính họ biết rõ rằng AI hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng giáo dục một cách tuyệt vời và điều này hướng nhân loại tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu về kỉ nguyên học tập mới với sự hỗ trợ đắc lực của AI.
Khi AI là gia sư và trợ giảng
Với thành tựu hiện tại của ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo, AI ngày nay đã có thể trở thành những gia sư, trợ giảng. Một số trường học, trung tâm giáo dục ngày nay đã áp dụng AI vào việc hỗ trợ giảng dạy và giúp học sinh học tập tại nhà sau giờ lên lớp.
Được cá nhân hóa theo nhu cầu, mục đích và sở trường của học sinh, AI có thể điều chỉnh giáo án và tìm kiếm những tài nguyên học tập phù hợp với từng học sinh. Với sự trợ giúp của AI, giáo viên được giảm bớt gánh nặng và có thể tự do hơn trong việc sáng tạo nội dung giảng dạy để tạo ra các hành trình học tập độc đáo phục vụ cho nhiều mục đích và nhu cầu, sở thích học tập của học sinh. Sự thay đổi này cho phép họ vượt xa cách giảng dạy truyền thống và trở thành những huấn luyện viên kiêm cộng tác viên cho học sinh của mình. Ngoài ra, họ cũng có thể sử dụng AI để theo dõi sự tiến bộ của học sinh để tìm ra các cách giúp học sinh tiến bộ nhanh và hiệu quả hơn, từ đó cho phép tối ưu hiệu suất học tập, hỗ trợ mỗi học sinh đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, việc tích hợp sâu AI vào giáo dục cũng có những điểm chưa được thuận lợi. Với việc sa đà và phụ thuộc vào AI, giáo viên hoàn toàn có thể bị xao lãng và chệch hướng khỏi nhiệm vụ chính của mình.
Điều nên làm là chỉ xem AI như là một người trợ lý đáng tin cậy, giúp giáo viên quản lý hiệu suất học tập cũng như thực hiện các nhiệm vụ tiêu tốn nhiều thời gian như chấm điểm, lên lịch học, kiểm tra, điểm danh, v.v. để từ đó cho phép giáo viên tập trung vào điều quan trọng nhất là thúc đẩy hiệu quả giảng dạy và học tập trong lớp học, nâng cao tinh thần học tập và phát triển mạnh mẽ hơn mối quan hệ giữa thầy và trò. Nhờ AI, họ cũng có thể nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn, đồng thời luôn cập nhật những xu hướng giảng dạy mới nhất và luôn ở trạng thái sẵn sàng đổi mới nhằm phát triển mạnh mẽ hơn.
Khi AI mở khoá các tiềm năng
Việc áp dụng AI trong giảng dạy ngôn ngữ đã và đang tỏ ra là một phương thức hiệu quả, giúp tăng mức độ tương tác chủ động trong môi trường lớp học. Việc cho học sinh tương tác với AI thông qua các thiết bị nghe nhìn, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) cho phép những bài học được tái tạo sống động và trở nên thông minh, thú vị hơn.
Với sự trợ giúp của AI, việc học thụ động đã trở thành quá khứ. AI có thể giúp tăng tinh thần khám phá, sự sáng tạo tích cực, giúp học sinh trở nên tò mò, khao khát tri thức hơn cũng như trở nên linh hoạt và phản ứng nhanh nhẹn hơn. Ngoài ra, với việc cho phép học sinh kết nối đơn giản và nhanh hơn với những nguồn lực, đại diện của lĩnh vực mà họ yêu thích, mong muốn theo đuổi, học sinh có thể thể hiện năng lực của mình nhằm mở rộng hơn cánh cửa sự nghiệp, tự chủ với việc học và sự nghiệp của mình và luôn sẵn sàng cho sự học cả đời.
Cuộc cách mạng AI trong giáo dục không nhằm mục đích thay thế những giáo viên giàu kinh nghiệm bằng máy móc tự động mà đúng hơn là nó cung cấp cho giáo viên những công cụ mạnh mẽ để cải thiện kĩ năng của họ và thay đổi trải nghiệm học tập sang hướng tích cực, lành mạnh hơn; điều này giúp cho mọi học sinh có thể học tốt và toả sáng với các tiềm năng của mình. Cùng với AI, chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra một tương lai giáo dục thực sự toàn diện, hấp dẫn và thông minh. Để làm được điều đó, chính giáo viên và các nhà giáo dục cần phải chủ động hơn bao giờ hết để hội nhập và nâng cấp chính bản thân mình, giúp cho mình và học sinh của mình có những cơ hội được học tập trong môi trường cởi mở cùng các thế hệ công nghệ ngày một tiên tiến hơn.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.
Xem thêm:
Tại sao Việt Nam lại trở thành một điểm “nóng” về giáo dục trực tuyến?