Cuộc cách mạng kĩ thuật số và sự bùng nổ công nghệ mới trên toàn cầu không chỉ mang lại những cơ hội chuyển mình của ngành giáo dục ngoại ngữ (đặc biệt là ở châu Á, châu lục đông dân nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất) mà còn tạo ra những thách thức đòi hỏi những nhà lãnh đạo cần có kế hoạch đối phó, xử lí.
Trong khi các công cụ và nền tảng trực tuyến được hỗ trợ bởi AI tỏ ra rất tiềm năng và đầy hứa hẹn trong việc đẩy nhanh tốc độ học tập của người học, đồng thời gia tăng khả năng tiếp cận các chương trình, công nghệ học tập mới với chất lượng cao thì vẫn còn đó câu hỏi về số phận của các công nghệ học tập truyền thống vốn đã và vẫn đang phát huy nhiều công năng trong ngành giáo dục ở thời điểm hiện tại. Việc cân nhắc sử dụng những công nghệ mới trong cơn sốt công nghệ toàn châu lục đòi hỏi được nhìn nhận và tiếp cận một cách cân bằng, đặc biệt là ở các quốc gia chưa có quá nhiều nguồn lực cho ngành giáo dục như Việt Nam. Cùng tìm hiểu một số nét khái quát về chủ đề này trong bài viết ngày hôm nay.
Tại sao sự cân bằng này lại quan trọng?
Lí do thứ nhất: Giữ gìn nền tảng của việc học ngoại ngữ
Trong khi các phương pháp học truyền thống áp dụng các công nghệ chú trọng việc trau dồi các kĩ năng thiết yếu ở người học như tư duy phê phán, lắng nghe tích cực và giao tiếp thực giữa các cá nhân thì những công nghệ học tập mới thường chú trọng vào việc đẩy nhanh sự tiếp thu các nội dung bài học, đồng thời tập trung cao hơn vào cá nhân học viên, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lực trong việc khởi tạo môi trường học tập ngôn ngữ – vốn là một điều quan trọng trong việc giảng dạy ngoại ngữ hiệu quả. Những nền tảng nói trên rất quan trọng trong việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ trôi chảy và tương tác trong thế giới thực – khía cạnh thường bị bỏ qua trong học tập thuần túy kĩ thuật số.
Lí do thứ hai: Phục vụ cho nhiều đối tượng người học khác nhau
Có một sự thật là không phải tất cả người học đều có thể tiến bộ nhanh với cùng một phương pháp học, trong cùng một môi trường. Mỗi người học lại có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Một bộ phận người học hoàn toàn có thể tiếp thu tốt thông qua các tín hiệu trực quan và ứng dụng tương tác từ các công nghệ học tập mới nhưng cũng có những học viên khác tỏ ra vượt trội hơn trong một môi trường lớp học truyền thống. Việc tạo ra nhiều lựa chọn học tập sẽ đảm bảo tính toàn diện của chương trình học, đồng thời làm nó trở nên phù hợp hơn với đặc điểm của từng người học, từ đó có thể phục vụ cho nhiều phong cách học tập khác nhau.
Lí do thứ ba: Giữ lại các yếu tố giáo dục văn hóa trong chương trình học
Trên thực tế, việc học một ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là ghi nhớ và sử dụng từ vựng và ngữ pháp chính xác. Những hiểu biết về văn hóa của dân tộc sản sinh ra ngôn ngữ đó giúp cho người học có cái nhìn sâu sắc hơn về ngôn ngữ mà mình học, từ đó có thể nhận thức được những tín hiệu vô hình truyền tải thông qua cách diễn đạt ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp, từ đó nâng cao chất lượng giao tiếp – điều mà các công nghệ mới chưa thể tái tạo hoặc thay thế được.
Các giải pháp kết hợp
Xem công nghệ là công cụ
Công nghệ có thể tham gia vào công việc giảng dạy của giáo viên như một công cụ hữu ích, có tác dụng gia tăng giá trị cho bài giảng thay vì là một giải pháp thay thế. Với việc sử dụng các ứng dụng học ngôn ngữ, người học có thể chủ động hơn trong việc ghi nhớ, bồi đắp cho vốn từ vựng của mình thông qua các bài tập, trò chơi thiên thực hành, từ đó tương tác nhiều hơn với bài học và thành thạo hơn, tự tin hơn trong giao tiếp từ môi trường ảo tới môi trường thực.
Cài thiện năng lực giáo viên với công nghệ
Các giáo viên hoàn toàn có thể tận dụng những lợi thế công nghệ một cách hiệu quả để trở nên thức thời và nâng cao được chất lượng giảng dạy của mình, giúp bài giảng dễ dàng được tiếp thu hơn bởi các thế hệ học sinh trẻ tuổi. Tuy nhiên, họ sẽ cần được tham gia các khoá đào tạo để nắm rõ cách thức tích hợp các công cụ công nghệ mới vào giáo án để tránh làm bài học trở nên cồng kềnh, lan man mà không thể đẩy nhanh tốc độ tiếp cận’ mục đích và mục tiêu học tập như mong muốn.
Tăng cường giao tiếp trong lớp học
Những hoạt động thiên tương tác như luyện âm, nhập vai hay làm việc nhóm có thể áp dụng rất nhiều công nghệ mới, tạo cho người học những điều kiện thuận lợi và tăng cười được tính kết nối giữa các học sinh với nhau trong môi trường lớp học, tạo ra điều kiện giúp mọi người cùng phát triển và tiến bộ.
Áp dụng phương pháp học tập kết hợp
Giáo viên hoàn toàn có thể kết hợp việc giảng dạy trong lớp học truyền thống với các hoạt động và tài nguyên trực tuyến khi các học viên ở ngoài lớp học (như khi ở nhà). Phương pháp học này có thể tạo nhiều không gian, cơ hội cho học sinh có thể lựa chọn các phong cách học tập mà mình yêu thích nhằm giảm bớt sự nhàm chán, đồng thời tối đa hóa hiệu quả áp dụng công nghệ trong học tập cũng như không làm suy giảm tính tương tác thực giữa giáo viên và học sinh.
Tích hợp các yếu tố văn hóa trong giảng dạy
Việc sử dụng các tài nguyên đa phương tiện có sẵn sẽ mang lại nhiều lát cắt văn hóa giúp củng cố thêm hiệu quả học tập cho người học. Giáo viên có thể sử dụng các tài liệu hình ảnh như phim ảnh, ứng dụng tăng cường hay xem video trực tiếp, giao tiếp với người bản địa thông qua các nền tảng số, v.v. để tương tác và thu được những hiểu biết về phong tục và truyền thống của người bản ngữ.
Định hướng trong tương lai
Ở Việt Nam, việc học tiếng Anh hiện tại đang được chú trọng bởi sự hậu thuẫn vững chắc của chính phủ cũng như quan điểm đồng nhất của phụ huynh học sinh trong việc bồi dưỡng ngoại ngữ cho con.
Trong khi việc áp dụng các công nghệ mới như ứng dụng dạng trò chơi hay học tập trực tuyến đang nở rộ mạnh mẽ, các nhà giáo dục Việt Nam được yêu cầu phải điều chỉnh hệ thống chương trình học trọng giá trị, củng cố và nâng cao môi trường lớp học truyền thống và đẩy mạnh phát triển tính tương tác theo hướng cá nhân hóa cao giữa giáo viên và học sinh. Nhiệm vụ tích hợp những hiểu biết về văn hóa thông qua các nội dung giảng dạy theo hướng đa mục tiêu có lồng ghép các hoạt động hấp dẫn được cho là giải pháp tốt giúp nâng cao hơn nữa trải nghiệm học tập của học sinh Việt Nam.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.
Xem thêm:
Giáo dục cần thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới trực tuyến
Cách thế hệ Z và Alpha đang “cách mạng hóa” phương pháp học tiếng Anh ở châu Á