Học đại học hay học nghề?

Đây là câu hỏi phổ biến của rất nhiều học sinh phổ thông trong những năm trung học. Tìm được con đường đúng đắn cho bản thân không phải là một quyết định một sớm một chiều. Thực chất, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định này của học sinh.

Theo dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tỉ lệ những người trong độ tuổi lao động từ 25 đến 64 tuổi có hoàn thành chương trình giáo dục sau trung học rất khác nhau giữa các quốc gia và khu vực. Năm 2019, Canada là nước có tỉ lệ này cao nhất toàn cầu (ở mức 58.9%), trong khi Nam Phi lại có tỉ lệ thấp nhất (chỉ ở mức 6.3%), mức trung bình toàn cầu là khoảng 38.7%.

Tháng 10 mới đây, tại một diễn đàn quốc tế về giáo dục nghề nghiệp, Vụ trưởng Đào tạo thường xuyên cho biết Việt Nam hiện có khoảng 52 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm hơn một nửa dân số. Tuy nhiên, trình độ lao động của người Việt nhìn chung còn thấp và đang mất cân đối giữa các nhóm. Ông cho rằng trong khi đa số nước tiên tiến trên thế giới có cơ cấu trình độ lao động có dạng hình chóp (cứ một người học đại học sẽ có 2-3 người học cao đẳng, 3-5 người có trình độ trung cấp) thì tại Việt Nam, xu hướng lựa chọn lộ trình giáo dục, đào tạo lại ngược lại: cứ hơn hai học sinh người Việt chọn học đại học thì mới có một người chọn học nghề.

Việt Nam có phải trường hợp cá biệt?

Việt Nam không phải là trường hợp cá biệt. Như đã nói ở trên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn học đại học hay học nghề của học sinh. Các loại chi phí giáo dục, chất lượng giáo dục, khả năng tiếp cận, mức độ phù hợp với năng lực cá nhân, hay thậm chí sở thích, nhu cầu của thị trường lao động, cả qui ước xã hội, v.v. đều tác động nhiều đến sự chọn lựa này. Nếu như tại một số quốc gia châu Âu như Đức và Thụy Sĩ, lĩnh vực đào tạo nghề được ưu ái và có bề dày truyền thống với hơn 40% dân số từng hoàn thành ít nhất một chương trình đào tạo nghề thì tại các quốc gia khác, chẳng hạn như Nhật Bản và Hàn Quốc ở châu Á, có tới hơn một nửa dân số từng hoàn thành ít nhất một chương trình cử nhân.

Có thể thấy được sự khác nhau giữa phương Tây và phương Đông trong xu hướng lựa chọn lộ trình giáo dục. Trên thực tế, các nền văn hóa phương Đông coi trọng chủ nghĩa tập thể, sự tuân thủ và tôn trọng quyền lực hơn các nền văn hóa phương Tây vốn đề cao chủ nghĩa cá nhân, tính sáng tạo và tư duy phản biện. Điều này có tác động đến cách thức học sinh nhận thức vai trò của bản thân trong việc học, cũng như tương tác với giáo viên và kì vọng của chúng từ giáo dục. Bên cạnh đó, di sản Nho giáo ăn sâu vào văn hoá Đông Á nâng cao tầm quan trọng của giáo dục khi thành tựu giáo dục được coi như một phương tiện tạo ra giá trị cho cá nhân, nâng cao địa vị xã hội của người đó và đem lại sự tự hào cho gia đình. Điều này vừa đem lại tác động tích cực lẫn tiêu cực cho sự phát triển của giáo dục ở Đông Á nói riêng và toàn châu Á nói chung.

Vốn kém cởi mở hơn, khi phải tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, các nước phương Đông buộc mình phải thay đổi mạnh mẽ. Quá trình này khiến cho giáo dục trở nên “khó thở” hơn bởi “cơn đói” lao động có trình độ cao đến từ thị trường. “Sự quằn quại” này kéo theo hệ quả là sức ép cạnh tranh trong môi trường giáo dục ngày càng leo thang do thiếu đường lối quản lí hiệu quả dẫn đến nhiều hệ luỵ và luôn là những vấn đề “nóng” của xã hội. Trong khi đó, các nền kinh tế phương Tây nhờ có lịch sử phát triển ổn định và đa dạng hơn, cho phép giáo dục cung cấp cho người học và người lao động nhiều lựa chọn và tính linh hoạt hơn với một hệ thống được phân cấp đa dạng hơn, tạo nhiều khoảng phát triển cho phép sáng tạo và thử nghiệm nhiều hơn.

Bị cuốn theo xu hướng giáo dục toàn châu Á, sự bùng nổ về số lượng sinh viên châu Á theo học tại các trường đại học tại phương Tây . Một là có một lượng lớn thanh niên ở châu Á muốn vào đại học. Một vấn đề khác là một số nước châu Á đang khan hiếm các cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao, dẫn đến mất cân đối cung cầu. Yếu tố thứ ba là sinh viên châu Á có động lực cao để được công nhận, tiếp xúc và trải nghiệm trên toàn thế giới bằng cách du học. Yếu tố thứ tư là có nhiều cơ chế khuyến khích và hỗ trợ khác nhau để khuyến khích sinh viên châu Á đi du học, chẳng hạn như học bổng, chương trình trao đổi, chính sách thị thực, v.v..

Triển vọng trong những năm tới của giáo dục đại học và dạy nghề ra sao?

Mỗi loại hình giáo dục đều có ưu và nhược điểm riêng và chỉ có thể đánh giá bởi mức độ phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cá nhân trong từng giai đoạn. Nhìn chung, giáo dục đại học cung cấp lượng kiến thức lí thuyết và kỹ năng chuyển tiếp nhiều hơn, trong khi dạy nghề cung cấp nhiều kĩ năng thực hành và tạo nhiều điều kiện thúc đẩy tay nghề cụ thể hơn. Sinh viên tốt nghiệp đại học thường có tiềm năng tài chính và vị trí xã hội cao hơn các học viên tốt nghiệp trường dạy nghề; tuy nhiên, họ cũng phải trả học phí cao hơn và học trong thời gian dài hơn. Những người tốt nghiệp trường nghề thường gia nhập lực lượng lao động nhanh hơn và có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn hẳn, nhưng họ cũng phải đối mặt với mức tăng lương yếu hơn và khả năng thay đổi việc làm ít hơn.

Trong những năm gần đây, việc đào tạo nghề ở Việt Nam được hậu thuẫn phát triển mạnh mẽ hơn khi chính phủ thừa nhận sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng và điều chỉnh định hướng phát triển toàn ngành giáo dục theo hướng tôn trọng tính phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng và cùng để giải quyết tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”. Tỉ lệ lao động được chứng nhận trong lực lượng lao động được dự đoán sẽ đạt 30% vào năm 2025 và khoảng 35-40% vào năm 2030. Cũng sẽ có khoảng 40-45% học sinh tốt nghiệp trung học sẽ chọn theo học tại các trường dạy nghề vào năm 2025. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề trong lĩnh vực dạy nghề cần được củng cố và đầu tư nhiều hơn như cơ sở hạ tầng không đầy đủ, chương trình giảng dạy lỗi thời, sự thiếu sự tương tác giữa các ngành. Ngoài ra, việc giáo dục và thuyết phục người dân thay đổi cách nhìn về việc học nghề cũng cần được chú trọng.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.