Giới trẻ toàn cầu: Có nên học đại học hay không?

Có thể dễ dàng nhận ra giới trẻ đang có xu hướng ngày càng hoài nghi hơn về giá trị của việc học đại học, đặc biệt ở những quốc gia có học phí cao và nợ sinh viên là gánh nặng. Đơn cử như tại Anh, một cuộc thăm dò năm 2018 tại đảo Anh cho thấy chỉ có 75% học sinh người Anh và xứ Wales trong độ tuổi từ 11 đến 16 tuổi cho rằng mình muốn học đại học – giảm 11% trong vòng 5 năm.

Nhiều nhà xã hội học cho rằng quan điểm của giới trẻ về giáo dục đại học cũng bị ảnh hưởng bởi định hướng chính trị của họ. Một cuộc khảo sát năm 2019 tại Mĩ cho thấy chỉ một nửa số người Mĩ trưởng thành cho rằng các trường cao đẳng và đại học có tác động tích cực đến đất nước – trong đó tỷ lệ này phe Cộng hòa (33%) thấp hơn nhiều so với phe Dân chủ (67%). Lí do chính mà phe Cộng hoà đưa ra là các trường cao đẳng và đại học đang được tự do quá mức, học phí quá đắt đỏ trong khi lại kiểm soát quá chặt quyền tự do ngôn luận của sinh viên.

Vì sao người trẻ không mặn mà với việc học đại học?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Đầu tiên là hiện nay có rất nhiều trường đại học và nhiều loại hình đào tạo khác nhau dẫn đến việc “thừa trường nhưng lại rất thiếu sinh viên”. Điều này dẫn đến hệ lụy là chất lượng đầu ra của nhiều cử nhân không tốt; từ đó tấm bằng đại học bị giảm giá trị. Thêm nữa, hầu hết các công ty khi tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm làm việc; điều này góp phần làm nảy sinh tâm lý “làm trước rồi đi học sau” của các bạn trẻ.

Bên cạnh đó là hiện nay, ngày càng có nhiều nghề nghiệp mới ra đời có thu nhập tốt rất phù hợp với những người trẻ thích tự do, thích khẳng định cái tôi của mình mà lại không gò bó, không cần hoặc không dùng nhiều đến tấm bằng đại học như “Youtuber”, “Tiktoker”, bán hàng online, người mẫu ảnh, v.v.. Thực tế cho thấy, người cầm trên tay tấm bằng đại học chưa chắc đã có thể kiếm tiền nhiều hơn những người không phải là cử nhân. Xã hội ngày càng thực dụng khiến nhiều người trẻ tin và bị phục thuộc vào sức mạnh của đồng tiền, họ cần những công việc mang lại thu nhập cao càng nhanh càng tốt để thỏa mãn bản thân, để hưởng thụ. Với họ, tiền là thước đo cho sự thành công. Nói thêm một chút là mọi thứ đã thay đổi so với trước đây, người trẻ nghĩ rằng con đường đại học không còn là con đường duy nhất nên việc họ tìm những lối đi riêng cho mình mà không bước vào giảng đường đại học cũng là một hiện tượng dễ hiểu.

Ngoài ra, như đã nói ở trên, gánh nặng học phí cũng là một rào cản lớn khiến nhiều người không thể bước chân vào giảng đường.

Ảnh hưởng của việc này ra sao?

Hiện tượng này về lâu về dài có thể gây ra những tác động không mong muốn, ảnh hưởng đến không chỉ cá nhân mà còn cả xã hội nói chung. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đạt được bằng cấp cao vẫn là cách tiếp cận quan trọng nhất để đạt được sự thăng tiến trong xã hội. Đáng chú ý, những sinh viên tốt nghiệp đại học thường xuyên vượt trội hơn những đồng nghiệp chỉ có bằng tốt nghiệp trung học trở xuống về tài chính, khả năng thất nghiệp, phúc lợi tổng thể và sự tham gia vào chính trị. Mặt khác, những người không không có trình độ học vấn cao thường phải đối mặt với tình trạng giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tan vỡ hôn nhân, phải phụ thuộc vào các chương trình phúc lợi xã hội và hậu quả là giảm nguồn thu thuế được tạo ra để hỗ trợ họ.

Sự sụt giảm trong tuyển sinh giáo dục tạo ra hàng loạt thách thức khi các trường cao đẳng và đại học cạnh tranh để giành lấy lượng sinh viên ngày càng thu hẹp, dẫn đến chất lượng đào tạo ngày càng giảm sút và tác động không nhỏ đến lực lượng lao động của xã hội trong tương lai.

Tình hình tại châu Á ra sao?

Một số quốc gia châu Á nổi bật như những tấm gương sáng về thành tựu giáo dục. Nhật Bản đứng đầu  với tỉ lệ tuyển sinh vào đại học cao nhất là 63%, theo sát là Hàn Quốc với 62%. Singapore cũng theo sau với tỉ lệ nhập học 59%, trong khi Trung Quốc duy trì tỉ lệ đáng chú ý là 51%.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải thừa nhận là không phải tất cả các nước châu Á đều đạt được thành tựu đáng kinh ngạc đến như vậy. Thật không may, Afghanistan đứng cuối bảng, với tỉ lệ nhập học thấp đến mức đáng thất vọng, chỉ 9%, tiếp theo là Pakistan 10%, Yemen 11% và Nepal 15%. Những dữ liệu này không chỉ chứng minh bối cảnh giáo dục khác nhau của châu Á mà còn nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp phối hợp để khắc phục khoảng cách và đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục đại học bình đẳng trong toàn khu vực.

Còn tại Việt Nam?

Trong khi đó, tại Việt Nam, năm 2019 chứng kiến tỉ lệ nhập học đại học của thanh niên từ 18 đến 24 tuổi ở Việt Nam là 31%, thấp hơn một chút so với mức trung bình của khu vực là 39%. Tuy nhiên, nước ta trong những năm gần đây đã tạo ra những ​​bước phát triển vượt bậc trong nền kinh tế. Thêm vào đó, nhờ  có “dân số vàng”, đây chính là cơ hội để tạo ra nhu cầu lớn hơn về giáo dục đại học. Sự mở rộng đáng kể về số lượng trường đại học – tăng từ 412 năm 2016 lên 481 vào năm 2020 – và số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học – tăng từ 445 nghìn năm 2016 lên 560 nghìn vào năm 2020 cho thấy ngành giáo dục đại học và sau đại học ở Việt Nam đang có đà phát triển mạnh mẽ. Năm 2020, Việt Nam đã nhận được thành công khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đáng kể vào lĩnh vực giáo dục, đạt tổng trị giá 4,6 tỉ đô la Mĩ. Thêm vào đó, nhờ tích cực thúc đẩy quan hệ đối tác quốc tế và các chương trình trao đổi với nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở châu Á, số lượng sinh viên Việt Nam đi du học đã tăng từ 63,5 nghìn năm 2015 lên 83,5 nghìn vào năm 2019 – trong đó Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc và Mĩ đang nổi lên là những điểm đến được ưa chuộng nhất.

Mặc dù có vẻ như ngành giáo dục đại học và sau đại học ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn và đang phát triển mạnh mẽ nhưng năm 2023 chứng kiến việc có tới 120 nghìn học sinh tốt nghiệp THPT quyết định không tiếp tục học đại học. Họ chọn học ở các trường dạy nghề, trong khi số khác lại chọn đi du học. Một trong những lý do phổ biến khiến sinh viên chọn học nghề thay vì học đại học là vì khả năng tìm được việc làm có thu nhập tốt không cao. Họ cho rằng dù có tốt nghiệp cử nhân cũng khó tìm được việc làm với thu nhập khá, trong khi chi phí học đại học lại đắt đỏ.

Trên thực tế, hệ thống giáo dục nghề (hay còn gọi tắt là VET) cung cấp cho học viên của họ gần như đầy đủ các kĩ năng quan trọng và có tính ứng dụng thực tế cao trong thị trường lao động. Hơn nữa, so với giáo dục đại học truyền thống, VET mang lại sự linh hoạt và chi phí tối ưu hơn nhờ cho phép rút ngắn thời gian học cũng như yêu cầu đầu tư tài chính ít hơn. Ngoài ra, VET cho phép học viên vừa học vừa tích luỹ kinh nghiệm từ các chuyên gia trong nghề thông qua các chương trình thực tập hoặc đào tạo chuyên nghiệp thực tế.

Mặc dù vậy, như có đề cập ở nửa đầu của bài viết, nhược điểm lớn nhất của việc theo học trường nghề là hạn chế cơ hội thăng tiến của người lao động trong tương lai. Vì không cung cấp được những kiến thức cần thiết cho các vị trí cao hoặc lĩnh vực chuyên sâu về nghiên cứu, các chương trình đào tạo nghề hiếm khi được đánh giá cao khi so sánh với giáo dục đại học truyền thống.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.