Quảng cáo B2B (hay còn gọi là quảng cáo từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp) được đánh giá là hình thức quảng cáo “khó nhằn” dành cho các nhà quảng cáo. Theo nghiên cứu của LinkedIn, có tới 71% quảng cáo B2B không thể tạo ra các chuyển biến về giao dịch trong khoảng thời gian triển khai các chiến dịch. Vậy làm thế nào để tìm ra công thức cho quảng cáo B2B không thể sản sinh chuyển đổi? Cùng tìm hiểu với Language Link trong bài viết hôm nay.
Tại sao lại cần quảng cáo B2B?
Bản chất của quảng cáo B2B là hình thức dành cho các doanh nghiệp áp dụng cho thị trường đối tác thương mại, nhà cung ứng và khách hàng tổ chức trong lĩnh vực thương mại của họ. Trong quảng cáo B2B, các doanh nghiệp thường chọn sử dụng các kênh tiếp thị thông thường như báo chí, TV, radio, quảng cáo email, mạng xã hội hoặc quảng cáo trực tuyến nhằm giới thiệu các mặt hàng và dịch vụ của họ cho các doanh nghiệp khác.
Vì sao quảng cáo B2B không hiệu quả?
Đứng trước kết quả nghiên cứu đáng chú ý đã nói bên trên, giới tiếp thị quan tâm tới những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất của quảng cáo B2B. Một trong số đó là sự nhàm chán, thiếu sáng tạo và không truyền cảm hứng trong quảng cáo. Trái với quan niệm cố hữu về quảng cáo B2B là “khô cứng”, “thô kệch” và không “mới mẻ”, kết quả khảo sát cho thấy những quảng cáo sáng tạo có xu hướng tạo được nhiều sự chú ý của đối tượng doanh nghiệp hơn. Có thể thấy bên cạnh danh tiếng, chất lượng sản phẩm, giá thành, các chế độ bán hàng và hậu mãi, tính truyền cảm hứng ngày càng trở nên quan trọng hơn trong quá trình khởi tạo quảng cáo B2B. Đương nhiên yếu tố sáng tạo vẫn cần đảm bảo tính tập trung của quảng cáo B2B vào các sản phẩm hoặc dịch vụ thay vì có thể thỏa sức bay bổng hơn như quảng cáo B2C.
Trong đa số trường hợp, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng được lựa chọn để làm vũ khí lôi kéo khách hàng. Tuy nhiên, hầu hết các quảng cáo trong nhóm này không tạo ra những thay đổi về giao dịch vì không có đủ số lần hiển thị. Chung quan điểm với NCSolutions, LinkedIn tiếp tục chỉ ra nguyên nhân là các dạng quảng cáo này không lôi kéo được tương tác từ khách hàng. Và một lần nữa yếu tố sáng tạo trong quảng cáo quyết định tới kết quả này. Đo lường tác động của quảng cáo sáng tạo đối với các giao dịch, các con số chỉ ra rằng số lượng tương tác quảng cáo tăng lên tới 47% khi yếu tố sáng tạo được đảm bảo đủ hàm lượng trong quảng cáo – cao hơn nhiều so với các yếu tố khác như chênh lệch giá bán (22%) hay chương trình ưu đãi (15%). Tương tác là dữ liệu thể hiện sự nhiệt tình của khách hàng với quảng cáo, cũng là chỉ số tạo ra sự khác biệt để nâng cao tỉ lệ nhấp chuột (CTR) giúp nâng cao hiệu suất quảng cáo và mở rộng tệp tiếp cận của quảng cáo.
Bà Pooja K Dhanothia, Giám đốc Chiến lược và Vận hành bán hàng của LinkedIn tại Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), cho biết đa số thương nhân không coi trọng các dữ liệu mang tính cảm xúc nhiều như các dữ liệu về kết quả, hiệu suất có thể dễ dàng đo lường được. Tuy nhiên, việc đáp ứng các nhu cầu cảm xúc của khách hàng B2B có hiệu quả đáng kể trong việc thiết lập niềm tin và tạo dựng sự tin cậy, thúc đẩy mối quan hệ giữa bên bán và bên mua, nhờ đó duy trì và phát triển mối quan hệ lâu dài và mở rộng khả năng và giá trị hợp tác. Ngoài ra, bà cũng cho biết yếu tố sáng tạo trong quảng cáo B2B cũng trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ thương hiệu của khách hàng (một trong những giá trị quan trọng của quảng cáo) và giúp tăng độ phủ thương hiệu, nâng cao vị trí trong danh sách chọn lựa chọn mua hàng của khách hàng.
Có thể thấy LinkedIn liên tục chỉ ra tính sáng tạo là một nhân tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu trong dài hạn, không chỉ với B2C mà còn với B2B. Theo thống kê của LinkedIn, có khoảng 77% quảng cáo B2B được đánh giá thấp về tính sáng tạo trong khi con số này ở B2C là 53%. Như vậy, những ý tưởng thú vị, giàu sức sáng tạo và những cách tiếp cận, đặt vấn đề mới lạ có thể là công cụ hữu ích giúp các thương hiệu đi trước để thu hút và giữ chân khách hàng. Với sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn, nếu không tìm ra cách tiếp cận khách hàng hiệu quả và tách biệt mình với các đối thủ, sẽ rất khó khăn để các doanh nghiệp có thể cạnh tranh tốt trên thị trường.
Thế nào là một quảng cáo B2B tốt?
Để đánh giá quảng cáo B2B, theo bà Monica Bhatia, Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Hàn Quốc của LinkedIn Marketing Solutions, gợi ý năm yếu tố quan trọng mà một nhà tiếp thị cần xem xét:
- Tính nổi bật và đáng nhớ của quảng cáo: Làm thế nào để quảng cáo có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng? Thông điệp quảng cáo có dễ hiểu và dễ tiếp thu hây không? Thiết kế quảng cáo có đủ ấn tượng để khách hàng ghi nhớ hay không?
- Tính hấp dẫn của quảng cáo: Thông điệp của quảng cáo có đủ khiến khách hàng quan tâm và phát sinh nhu cầu không?
- Tính rõ ràng và tiện lợi của quảng cáo: Các thông tin được truyền tải đã đủ rõ ràng hay chưa? Liệu khách hàng có cảm thấy tiện lợi khi tiếp cận với nhãn hàng thông qua quảng cáo?
- Tính thân thiện của quảng cáo: Liệu sự ấn tượng của quảng cáo có khiến khách hàng cảm thấy khó chịu thay vì có thể thưởng thức nó hay không?
- Tính liên kết và nhất quán của quảng cáo: Các quảng cáo triển khai cùng một thời điểm có tính liên kết hay không? Liệu chúng có thể hiện tính nhất quán của thương hiệu?
Theo The Drum, các nhà tiếp thị B2B thường tập trung quá nhiều vào các phần thông tin sản phẩm, chương trình và bỏ qua yếu tố xây dựng thương hiệu trong quảng cáo. Vì vậy, để tạo được sự gần gũi của thương hiệu trong tâm trí khách hàng và có thể thúc đẩy tạo ra doanh thu, các nhà tiếp thị cần tập trung hơn vào việc xây dựng thương hiệu cũng như cổ vũ mạnh mẽ hơn những ý tưởng tính độc đáo thể hiện cá tính của thương hiệu vì hơn hết, việc cố gắng nổi bật và thu hút chú ý cho các hoạt động không phải mục tiêu quan trọng nhất của quảng cáo, việc duy trì cũng như đạt được những bước tiến trong nhận thức thương hiệu ở khách hàng mới là điều mà nhà tiếp thị nên nhắm đến.
Cần làm gì để tạo được công thức cho quảng cáo B2B hiệu quả?
Theo gợi ý từ LinkedIn, công thức cho quảng cáo B2B bao gồm ba thành phần chính:
- Tình huống quảng cáo: Tình huống quảng cáo là điểm chạm đầu tiên của quảng cáo tới khách hàng. Tình huống quảng cáo cần được trình bày một cách rõ ràng để dễ dàng kết nối với khách hàng. Sử dụng các yếu tố tạo sự liên tưởng và ấn tượng sẽ tăng khả năng thương hiệu xuất hiện trong tâm trí khách hàng ở những hoàn cảnh mua hàng thích hợp.
- Tính sáng tạo: Như đã nhấn mạnh ở trên, tính sáng tạo tạo ra sự khác biệt trong quảng cáo, từ đó thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng. Theo điều tra của LinkedIn, quảng cáo sáng tạo có thể gia tăng độ thỏa đáng của giao dịch lên từ 10-20 lần so với quảng cáo thông thường. Để “khóa” được khách hàng B2B, các nhà tiếp thị cần tập trung xây dựng thương hiệu và vận dụng tính sáng tạo trong không chỉ câu chuyện của thương hiệu mà còn là cách kể chuyện.
- Câu chuyện thương hiệu: Câu chuyện thương hiệu được xem như một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt của thương hiệu trong mắt khách hàng. Câu chuyện thương hiệu có tính ghi nhớ cao sẽ giúp khách hàng nhận ra sản phẩm của thương hiệu trong các tình huống mua hàng. Hãy kể một câu chuyện xung quanh một nhân vật trong hoàn cảnh mua hàng phù hợp có sử dụng các yếu tố cảm xúc và tập trung thể hiện cá tính thương hiệu rõ ràng sẽ giúp tăng mức độ tương tác của khách hàng với quảng cáo.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai, nhà tiếp thị cần chú ý tới việc điều phối các kênh quảng cáo sao cho hiệu quả để không chỉ việc mở rộng phạm vi tiếp cận được đảm bảo mà tính cộng hưởng trong quảng cáo được thể hiện tốt nhất. Đối với B2B, bí quyết để quảng cáo thành công không gì khác ngoài việc gia tăng nhiều điểm chạm đối với khách hàng và khiến chúng trở nên đáng nhớ nhất có thể. Đây chính là chìa khóa để các nhà tiếp thị B2B hiện thực hóa mục tiêu.
Phương trình sáng tạo để tạo ra thu nhập
Nói tóm lại, quá trình chuẩn bị sáng chế phải được giám sát, lên đến đỉnh điểm và giám sát kỹ lưỡng giống như bất kỳ hoạt động thương mại nào khác. Các nhà tiếp thị B2B cần dũng khí và sức mạnh để trở nên sáng tạo để đạt được thành công. Việc tạo danh hiệu cho một thương hiệu cần có thời gian, sự kiên trì và đầu tư, và những chiến thắng đạt được sẽ được đền đáp xứng đáng và mang lại cho thương hiệu một lợi thế cạnh tranh không ngừng phát triển về tổng thể.
Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic
Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:
- Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
- Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
- Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.