Tiếng Anh – tấm vé hội nhập duy nhất của một nền kinh tế

Tại châu Á, người ta có thể dễ dàng nhận ra mối tương quan giữa trình độ tiếng Anh trung bình của người lao động và năng lực cạnh tranh kinh tế của quốc gia đó. Một quốc gia muốn có nền kinh tế mạnh thì người lao động không thể không biết tiếng Anh. Anh ngữ với các nước châu Á như tấm vé hội nhập duy nhất của một nền kinh tế.

Sự cần thiết của tiếng Anh trên thị trường lao động

Trên thị trường lao động, việc thành thạo tiếng Anh đã không còn là một “điểm cộng” khi tuyển dụng nhân sự, nhiều nhà tuyển dụng coi nó như một yêu cầu bắt buộc. Việc tìm kiếm người lao động thành thạo nhiều hơn một ngoại ngữ như tiếng Anh đang trở thành xu hướng tuyển dụng được ưa chuộng.

Bên cạnh sức ép từ thị trường lao động, xu hướng du học từ sớm cũng được cho là một trọng những lí do thúc đẩy ngành giáo dục Anh ngữ phát triển mạnh mẽ tại châu Á trong những năm gần đây. Theo thống kê, số lượng du học sinh đến từ các quốc gia châu Á tại châu Âu và Mĩ luôn áp đảo các châu lục khác. Đơn cử như tại Mĩ, trong số khoảng 2 triệu sinh viên quốc tế, có khoảng 78% đến từ châu Á; hai cái tên đứng đầu là Trung Quốc và Ấn Độ với khoảng 600 nghìn sinh viên.

Các quốc gia luôn ưu tiên giáo dục Anh ngữ

Trên thực tế, châu Á đứng thứ hai trên thế giới (chỉ sau châu Âu) về số lượng người sử dụng tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ. Theo nghiên cứu của Education First (EF), sự thịnh vượng và tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á được cho là có mối quan hệ chặt chẽ với sự gia tăng về trình độ tiếng Anh của người lao động.

EF cũng cho biết chẳng có gì ngạc nhiên khi nhu cầu học tiếng Anh ở châu Á luôn ở mức cao. Các quốc gia ở châu lục này luôn dành mối quan tâm tới giáo dục Anh ngữ và tạo mọi điều kiện để ngành này phát triển. Châu Á muốn duy trì sức hấp dẫn và lợi thế cạnh tranh về hấp dẫn đầu tư của mình. Việc mở rộng, tăng cường giao thương hàng hóa cũng sẽ giúp đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng của các quốc gia không bị giảm sút. Ngay cả với hai thị trường tỉ dân như Trung Quốc và Ấn Độ, dù vẫn còn nhiều khoảng trống trên thị trường để đầu tư và khai thác, chính phủ vẫn khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư ra bên ngoài.

Cuộc đua về gia tăng năng lực Anh ngữ toàn dân

Theo bảng xếp hạng của EF, Singapore là đất nước dẫn đầu châu Á về năng lực Anh ngữ toàn dân. Kế tiếp là các nước như Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Hong Kong, Hàn Quốc. Top 10 châu Á còn có sự góp mặt của nền kinh tế đứng thứ hai thế giới là Trung Quốc đứng ở vị trí thứ tám, tiếp theo là Nhật Bản và Indonesia.

Trong tổng số 20 quốc gia châu Á được xếp hạng, chỉ có 7 quốc gia lọt vào top 35 toàn cầu, đại diện duy nhất lọt vào top 10 là Singapore ở vị trí thứ năm cho thấy khoảng cách trình độ giữa các quốc gia là rất lớn. Xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào giáo dục Anh ngữ vô tình hình thành một cuộc đua không chính thức giữa các quốc gia.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng trình độ tiếng Anh của đất nước được cải thiện đều đặn. Hằng năm, nước này gửi khoảng nửa triệu học sinh, sinh viên ra nước ngoài. Điểm đến thường là các quốc gia nói tiếng Anh như Mĩ, Anh, Úc, Canada và Singapore. Tất cả những du học sinh này trước khi đi đều được đào tạo tiếng Anh và chuẩn bị kĩ lưỡng cùng các chế độ hỗ trợ nhằm giúp họ tối đa hóa việc kéo dài thời gian lưu trú và làm việc ở nước ngoài trước khi quay trở lại quê hương. Khi quay trở lại, họ trở thành lực lượng lao động ưu tú có đào tạo và kinh nghiệm lao động nước ngoài, được săn đón và hưởng đãi ngộ cao để đóng góp cho sự phát triển của Trung Quốc. Kết quả là trình độ tiếng Anh của Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể trong một thập kỉ qua, phản ánh sự tăng trưởng kinh tế và nỗ lực quốc tế hóa lực lượng lao động và nền kinh tế của nước này.

Một đại diện khác đáng nói đến là Việt Nam. Những nỗ lực của đất nước nhằm nâng cao hệ thống giáo dục đã góp phần vào sự cải thiện này dù kết quả chưa thật sự thuyết phục. EF cho rằng Việt Nam cực kì tham vọng trong việc đặt ra những mục tiêu và không ngần ngại rót đầu tư vào giáo dục Anh ngữ. Với ngân sách ước tính khoảng 450 tỉ đô la, giáo dục Việt Nam được dự báo sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn nhờ vào kết quả đào tạo giáo viên – lực lượng chính giúp nâng cao chất lượng giáo dục Anh ngữ cho học sinh, sinh viên.

Thị trường giáo dục Anh ngữ ngày càng sôi động

Giáo dục Anh ngữ ở châu Á là một mỏ vàng đúng nghĩa. EF nhận định rằng sự gia tăng của tầng lớp trung lưu trong xã hội cũng cho thấy thu nhập khả dụng của người dân lớn hơn, nhờ đó tạo nhiều cơ hội để người dân đầu tư vào giáo dục, trong đó có giáo dục Anh ngữ. Với sự phát triển của châu Á nói chung, việc đầu tư vào giáo dục cho con cái luôn nằm trong danh sách quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ.

Trong những năm qua, các phụ huynh tại các nước có tỉ lệ “chọi” đại học rất khắc nghiệt như Trung Quốc, Hàn Quốc đã chi hàng tỉ đô la cho các khóa đào tạo tiếng Anh và luyện thi tiếng Anh. Doanh thu của ngành này ở Trung Quốc được dự đoán tăng trưởng trung bình với tốc độ 12-15%/năm. Có tới hơn 50 nghìn trung tâm dạy tiếng Anh ở Trung Quốc và hơn 90% trong số đó thuộc sở hữu tư nhân. Mô hình nhượng quyền đào tạo cực kì phát triển. Tại Hàn Quốc, ước tính chi tiêu cho giáo dục tư thục vào khoảng 15 tỉ đô, trong đó giáo dục Anh ngữ chiếm tới 1/3 và nằm trong top các quốc gia có mức chi tiêu bình quân đầu người lớn nhất cho giáo dục tiếng Anh tư nhân trên thế giới.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu u, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline :0989857371.