Dự báo kinh tế thế giới năm 2023

Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là hỗ trợ tăng trưởng bền vững cho khối thịnh vượng chung gồm 190 quốc gia thành viên thông quan việc hậu thuẫn các chính sách kinh tế thúc đẩy sự ổn định tài chính và hợp tác tiền tệ nhằm tạo điều kiện tăng năng suất lao động, tạo việc làm và các loại phúc lợi kinh tế. Do đó, hằng năm, tổ chức này luôn phát hành các tài liệu về triển vọng kinh tế thế giới, trình bày các phân tích của đội ngũ nhà kinh tế thuộc IMF về sự phát triển kinh tế toàn cầu trong ngắn hạn và trung hạn, nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan cũng như phân tích chi tiết về nền kinh tế thế giới; đồng thời xem xét các vấn đề ảnh hưởng đến các nước công nghiệp, các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường và giải quyết các chủ đề quan tâm cấp bách trong từng giai đoạn.

Mới đây, bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành của IMF, đã lên tiếng chia sẻ dự báo của mình trên sóng truyền hình về diễn biến của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2023. Mời quí vị cùng Language Link tìm hiểu về góc nhìn của IMF về kinh tế thế giới năm 2023 trong bài viết hôm nay.

Năm 2023 khởi đầu với tình trạng suy giảm của đại đa số các nền kinh tế. Những nền kinh tế thế lớn trên thế giới như Mĩ, Trung Quốc và châu Âu cùng một lúc phải chật vật đấu chọi lại tình trạng suy yếu về sức khỏe tổng thể. Bà Georgieva cho biết đây sẽ là nguyên nhân quan trọng kéo triển vọng kinh tế thế giới trong năm mới xuống mức báo động. Tháng 10 năm ngoái, IMF công bố sẽ giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 do diễn biến phức tạp và dai dẳng của chiến tranh tại Ukraine và áp lực lạm phát và lãi suất cao từ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kì (FED).

Mới đây, việc Trung Quốc gián tiếp thừa nhận sai lầm trong việc kiên quyết theo đuổi chính sách “Zero COVID” và từ từ cho phép tái mở cửa cũng tạo ra tình trạng mất ổn định và tâm lí cảnh giác. Trong những tuyên bố mới, chính phủ Trung Quốc thể hiện thái độ mềm mỏng hơn nhằm trấn an tinh thần nhân dân và kêu gọi đoàn kết khôi phục kinh tế. Bà Georgieva cho biết “lần đầu tiên sau 4 thập kỉ, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu”. Việc từ bỏ “Zero COVID” sẽ tạo điều kiện cho người dân Trung Quốc di chuyển trong nước và ra nước ngoài được thuận lợi hơn. Điều này được cho là sẽ tạo ra làn sóng dịch mới cho chính Trung Quốc, những nước láng giềng và toàn thế giới. Ví tình cảnh này như một trận cháy rừng, bà Georgieva cho biết số lượng ca nhiễm COVID-19 mới tại Trung Quốc đang tăng lên mạnh mẽ và sẽ xuất hiện ở cả những nơi trước đó không hề tồn tại COVID-19. “Trong vài tháng tới, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn và ngay lập tức tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của nước này. Từ đó, gây tác động tiêu cực đến khu vực và toàn cầu”.

Với quan điểm bên trên của bà Georgieva, IMF dường như sẽ cắt giảm thêm về triển vọng tăng trưởng của cả Trung Quốc lần toàn cầu trong dự báo sắp tới tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ cuối tháng này.

Nói về một đại diện khác của kinh tế châu Á, dự báo tăng trưởng của Nhật Bản cho năm 2023 đã bị hạ xuống 1,6%, với việc IMF trích dẫn giá nhập khẩu năng lượng tăng và mức tiêu thụ thấp hơn do lạm phát vượt xa tốc độ tăng lương. Đồng đô la tăng giá cũng khiến các nước khan hiếm tài nguyên và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng cũng như các vật liệu khác như Nhật phải đau đầu. Trong năm 2022, đồng đô la đã tăng giá khoảng 15% so với đồng euro, hơn 10% so với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và 25% so với đồng yen. Tháng 9 năm ngoái, lần đầu tiên sau 24 năm, chính quyền Nhật Bản buộc phải can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua đồng yen nhằm cải thiện tình hình.

Về phần Việt Nam, tuy IMF đã hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng năm xuống còn 6,7%, đó vẫn là một tín hiệu lạc quan so với triển vọng khá mờ nhạt ở những quốc gia khác. Việt Nam được dự báo sẽ vẫn nằm trong danh sách các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á.

Đối với Mĩ, IMF nhận định rằng khác với sự “co lại” của đại đa số các nền kinh tế, nền kinh tế nước này “tách biệt” và “kiên cường” hơn. Theo quan sát của họ, Mĩ có thể sẽ tránh được suy thoái khi thị trường lao động tăng trưởng vẫn khá mạnh dù trên thực tế, điều này vẫn tiềm ẩn rủi ro vì điều đó đang cản trở tiến trình bình ổn lạm phát của FED. Vào cuối năm 2022, lạm phát có dấu hiệu đã vượt qua đỉnh điểm nhưng theo quan điểm của FED, chỉ số vẫn cao gấp ba lần mục tiêu mà họ mong muốn.

Bà Georgieva nhận xét đây là một tình huống khiến chúng ta “dở khóc dở cười” khi thị trường lao động rất mạnh mà FED vẫn phải giữ lãi suất chặt chẽ hơn nhằm giảm lạm phát. Đợt thắt chặt chính sách của FED vào năm ngoái được cho là mạnh tay nhất trong 4 thập kỉ qua khi lãi suất tiêu chuẩn từ gần bằng 0 vào tháng 3 đã tăng lên đến mức 4,25-4,5% và dự báo sẽ vượt 5% trong năm mới – đây là điều chưa từng thấy kể từ năm 2007. Bà Georgieva cũng cho rằng FED sẽ tập trung hơn vào thị trường lao động với mong muốn giảm nhu cầu lao động để hạ áp lực giá cả. Theo thống kê mới nhất, có tới 200 nghìn việc làm mới được tạo ra trong tháng 12/2022, giữ tỉ lệ thất nghiệp ở mức 3,7% – thấp nhất kể từ năm 1960.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu u, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.