GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã biến động ra sao trong 15 năm qua?

Chỉ đứng thứ 67 về diện tích nhưng đứng thứ 15 về dân số, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá cao nhờ tiềm năng phát triển và độ ổn định về an ninh, chính trị cùng khả năng thích ứng, bắt kịp nhanh của thị trường. Mới đây, Việt Nam tiếp tục được xướng tên trong top 30 nền kinh tế có giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất toàn cầu. Thành tích kinh tế của Việt Nam kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng nổ trên phạm vi toàn cầu đã nâng vị thế của Việt Nam lên cao hơn bao giờ hết. Tổng sản phẩm nội địa quốc nội bình quân đầu người hay còn gọi là GDP bình quân đầu người cùng với thu nhập bình quân đầu người được sử dụng để đánh giá mức sống của người dân một quốc gia trong một thời kì.
Với tốc độ phát triển “thần tốc” của mình, kinh tế Việt Nam được nhiều tạp chí kinh tế đánh giá là “phép màu” mới của châu Á.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Language Link tìm hiểu diễn biến tăng trưởng của GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 15 năm qua để có cái nhìn sâu hơn về triển vọng phát triển kinh tế của nước nhà trong năm mới và giai đoạn tới.

GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng

Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.990,28 đô la Mĩ, tăng trưởng 10,64% so với năm 2021. Đây là mức tăng cao nhất trong 5 năm kể từ 2018, cho thấy Việt Nam đã thành công thế nào khi kiểm soát tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.

Có một sự thật, khi xem xét tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hằng năm, Ngân hàng Thế giới sẽ căn cứ vào tỉ lệ tăng trưởng của GDP bình quân đầu người theo giá trị của đồng nội tệ cố định. Do đó, nếu chỉ tính toán tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam bằng đồng đô la Mĩ sẽ xảy ra tình trạng không khớp với tốc độ tăng trưởng hằng năm thực tế. Khi ta nhìn vào tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong một năm của Việt Nam trong 5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là khoảng 6,60%/năm nếu tính bằng đô la Mĩ, còn thực tế là 7,26%/năm khi tính bằng tiền đồng. Như vậy, chênh lệch là 0,66%.

Dưới đây là bảng thống kê GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong 15 năm qua.

NămGDP bình quân đầu người (đ/v: đô la Mĩ)Tỉ lệ tăng trưởng so với năm liền trước
2007906,28115,54%
20081.149,42126,83%
20091.217,27105,90%
20101.673,33137,47%
20111.942,09116,06%
20122.178,04112,15%
20132.354,87108,12%
20142.545,42108,09%
20152.581,62101,42%
20162.745,57106,35%
20172.974,12108,32%
20183.230,93108,63%
20193.425,09106,01%
20203.526,27102,95%
20213.694,02104,76%
20224.087,02110,64%

Nhìn vào bảng trên, có thể thấy trong 15 năm qua, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 450,97%. Nhưng trên thực tế, con số này phải là 656,11% khi tính theo tiền đồng do chênh lệch giá trị giữa tiền đồng và đô la Mĩ không ngừng tăng trong suốt những năm này: Năm 2007, 1 đô la Mĩ đổi được khoảng 16.078 đồng; năm 2022, 1 đô la Mĩ đổi được khoảng 23.392 đồng (giá trị tiền đồng giảm 31,27%, tốc độ giảm trung bình 2,08%/năm).

Cơ cấu nền kinh tế thay đổi

Quan sát dữ liệu từ OEC, ta thấy được cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam đã thay đổi thế nào. Nếu như năm 2007, sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dầu thô (chiếm 14,7% kim ngạch, tương đương 8,15 tỉ đô la Mĩ) thì trong năm 2020, vị trí này thuộc về thiết bị phát sóng (chiếm 14% kim ngạch, tương đương 42 tỉ đô la Mĩ) trong khi dầu thô hiện chỉ còn chiếm 0,54% kim ngạch (tương đương 1,64 tỉ đô la Mĩ). Đứng thứ hai năm 2020 là mặt hàng điện thoại, chiếm 7,14% tổng trị giá xuất khẩu, tương đương 21,4 tỉ đô la Mĩ. Xuất khẩu mạch tích hợp đứng thứ ba, chiếm 6,48% tổng giá trị xuất khẩu, tương đương 19,4 tỉ đô la Mĩ. Cả ba mặt hàng xuất khẩu hàng đầu này của Việt Nam đều thuộc danh mục máy móc, và danh mục này hiện là lĩnh vực lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, trị giá 141 tỉ đô la Mĩ. Như vậy, sự tương phản giữa năm 2007 và năm 2020 là rất rõ ràng.

Trong những năm qua, số lượng khu vực, quốc gia xuất khẩu của Việt Nam ngày một tăng lên. Mĩ hiện vẫn đang đứng đầu danh sách này với 25,6% tổng giá trị xuất khẩu (tương đương 77 tỉ đô la Mĩ, tăng gần 9 lần so với năm 2007). Đứng thứ hai là Trung Quốc với 16,5% (tương đương 49,4 tỉ đô la Mĩ, tăng 18 lần so với năm 2007). Thứ ba là Nhật Bản. Tuy vẫn là “bạn hàng” lớn của Việt Nam nhưng trong năm 2020, xuất khẩu chỉ còn chiếm 6,79% kim ngạch (tương đương 20,4 tỉ đô la Mĩ). Quay lại với năm 2007, giá trị xuất khẩu sang Nhật từng gấp đôi giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc. Tương tự với Nhật, xuất khẩu sang Úc của Việt Nam cũng có sự sụt giảm mạnh (khoảng 7%), hiện đảo quốc này chỉ còn chiếm 1,35% kim ngạch của Việt Nam (tương đương 4,04 tỉ đô la Mĩ).

Có thể thấy rằng nền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Trong 20 năm qua, thứ hạng của Việt Nam trên bảng xếp hạng chỉ số phức hợp kinh tế (ECI) đã nhảy từ vị trí 83 lên 61 thế giới, cho thấy thành tích của nền kinh tế Việt Nam tốt hơn rất nhiều so với các nước láng giềng. Kể từ năm 2017, kinh tế của Việt Nam đã vượt qua Indonesia về độ đa dạng và vẫn luôn duy trì vị trí bên trên kể từ đó.

Đọc thêm về tiềm năng đầu tư năm 2023 tại đây.

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu u, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.