Thiết lập nhượng quyền cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhượng quyền thương mại là xu hướng kinh doanh được ưa chuộng trong những năm gần đây. Nhượng quyền thương mại giúp đem lại cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng qui mô và tang trưởng mạnh mẽ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để triển khai được việc thiết lập mô hình nhượng quyền thương mại cho doanh nghiệp, doanh nhân cần có sự chuẩn bị vô cùng kĩ càng. Trong bài viết này, hãy cùng Language Link tìm hiểu về các bước thiết lập nhượng quyền cho doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ để có cái nhìn toàn diện về kế hoạch nhượng quyền doanh nghiệp của bạn.

Quí vị có thể tham khảo thêm các bài viết của chúng tôi về vấn đề nhượng quyền tại đây.

1. Giai đoạn chuẩn bị

1.1. Tìm hiểu thông tin

Có rất nhiều nguồn thông tin về nhượng quyền thương mại mà doanh nhân có thể tiếp cận trong thời đại công nghệ hiện nay. Dù lựa chọn phương pháp nào, điều cần thiết nhất là doanh nhân phải tìm đúng nguồn tham khảo đáng tin cậy và cung cấp những thông tin có giá trị, giúp ích cho việc lên kế hoạch kinh doanh của mình.

Có thể hiểu rằng cốt lõi của nhượng quyền thương mại chính là một loại thỏa thuận thương mại dựa trên nguyên tắc tái tạo thành công mô hình kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau. Với tư cách là chủ doanh nghiệp và là bên nhượng quyền, bạn sẽ người tạo ra thỏa thuận đó để từ đó xây dựng các nguyên tắc, qui trình, tiêu chuẩn rồi bàn giao cho các bên nhận quyền để họ thực hiện và đảm bảo.

Việc thiết lập nhượng quyền thương mại (tính cà giai đoạn chuẩn bị) thường mất tối thiểu từ ba đến bốn tháng. Quá trình này có thể diễn ra nhanh hơn tùy thuộc vào mức độ phức tạp của mô hình kinh doanh của doanh nhân. Chi phí thiết lập nhượng quyền thương mại khác nhau tùy thuộc vào ngành kinh doanh, luật lệ của từng nước, khu vực và những chi phí phát sinh trong quá trình triển khai. Đôi khi, tổng chi phí có thể ít hơn 500 triệu đồng nhưng cũng có có trường hợp chi phí lên tới mức 2-3 tỉ đồng hoặc thậm chí cao hơn.

Ngoài Luật Thương mại, thực tế luôn có những quy định và yêu cầu riêng đối với hoạt động nhượng quyền thương mại mà doanh nhân cần tìm hiểu để đảm bảo mình không bỏ lỡ bất kỳ yêu cầu cụ thể nào. Cách tốt nhất để đạt được điều này là tìm kiếm sự giúp đỡ của luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.

1.2. Lên kế hoạch

Sau khi đã tìm hiểu đầy đủ thông tin và quyết định triển khai thiết lập nhượng quyền cho doanh nghiệp của mình, doanh nhân sẽ cần chuẩn bị để tiếp nhận các nhà thầu độc lập – những người sẽ tham gia điều hành các cơ sở nhượng quyền thương mại thuộc chuỗi của mình. Bước đầu tiên mà doanh nhân cần làm là lên kế hoạch. Dưới đây là bảy bước chính mà doanh nhân sẽ cần thực hiện:

  • B1: Chuẩn bị cho doanh nghiệp để sẵn sàng nhượng quyền;
  • B2: Bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp;
  • B3: Chuẩn bị tài liệu công bố tài chính (FDD);
  • B4: Soạn thảo hợp đồng nhượng quyền;
  • B5: Biên soạn tài liệu hướng dẫn vận hành cho bên nhận quyền;
  • B6: Nộp hoặc đăng ký FDD của bạn;
  • B7: Đặt chiến lược để đạt được mục tiêu bán hàng của bạn.

1.3. Chuẩn bị cho doanh nghiệp để sẵn sàng nhượng quyền

Trước khi bước chân vào “hành trình” nhượng quyền, có một số câu hỏi mà doanh nhân nên tự hỏi mình để đảm bảo rằng doanh nghiệp của mình đã sẵn sàng để nhượng quyền. Những câu hỏi này sẽ cung cấp cho doanh nhân cái nhìn toàn cảnh về tình trạng của doanh nghiệp mình:

  1. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình ra sao? Có lành mạnh và sinh lời không?
  2. Doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản đầu tư nhượng quyền, mở rộng hay có năng lực để vay vốn cần thiết không?
  3. Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp có thể được nhân bản một cách dễ dàng và hiệu quả không?
  4. Bên cạnh cơ sở và thị trường chính, doanh nghiệp đã mở rộng và thành công ở địa điểm, thị trường khu vực khác chưa?
  5. Doanh nghiệp có năng lực tiếp thị và bán các gói nhượng quyền của mình hay không?
  6. Doanh nghiệp có năng lực đào tạo và hỗ trợ cho các bên nhận quyền không trong toàn bộ thời gian hoạt động của họ hay không?

Trong giai đoạn đầu, doanh nhân chưa cần trả lời “có” cho toàn bộ 6 câu hỏi trên. Tuy nhiên, để thành công trong việc triển khai nhượng quyền cho doanh nghiệp của mình, doanh nhân nên xem xét toàn bộ những khía cạnh đã được đề cập. Blair Nicol – CFE & Phó Chủ tịch FranNet – cho rằng phương án tốt nhất là doanh nhân nên bắt đầu với một địa điểm trong cùng thị trường của mình, nơi mà thương hiệu của doanh nghiệp đã có chỗ đứng đủ vững vàng. Ông cũng đồng tình rằng mô hình cần được nhân lên từ từ để danh tiếng của thương hiệu có thể lan tỏa rộng rãi, tạo điều kiện cho sự thành công sau này.

2. Giai đoạn triển khai

2.1. Bảo vệ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp

Nhìn sâu vào bản chất của nhượng quyền, doanh nhân dễ nhận ra rằng một khi họ có những đối tác nhận quyền đầu tiên, họ sẽ phải chứng kiến việc “người khác” có quyền sử dụng cái tên cũng như vô số tài sản trí tuệ của mình một cách tự do. Điều này nếu không được kiểm soát tốt sẽ tạo ra một loạt rủi ro khiến tổn hại tới toàn bộ tài sản trí tuệ của doanh nghiệp như bị đánh cắp công sức, chất xám, bản quyền, thương hiệu, v.v.. Vì vậy, việc đầu tiên mà doanh nhân nên suy nghĩ là thiết lập cơ chế bảo vệ cho tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình.

2.2. Chuẩn bị tài liệu cho thủ tục đăng kí nhượng quyền

Theo pháp luật, một doanh nghiệp chỉ được phép bán các gói nhượng quyền cho một bên nhận quyền tiềm năng sau khi đã tuân thủ các quy tắc và quy định nhượng quyền. Với sự giúp đỡ của các luật sư có chuyên môn về mảng nhượng quyền thương mại, doanh nghiệp sẽ được chỉ dẫn để hoàn thành các thủ tục đăng kí nhượng quyền cũng như được hướng dẫn để hỗ trợ các đơn vị nhận quyền của mình đăng kí hoạt động.

Một tài liệu quan trọng mà doanh nhân cần chuẩn bị trước khi bắt tay vào hoàn thành các thủ tục đăng kí nhượng quyền đó là bản mô tả nhượng quyền. Văn bản này giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, phát triển, cấu trúc, cách thức hoạt động, những báo cáo cần thiết, lợi ích và tầm nhìn phát triển của chuỗi. Hãy cho các nhà đầu tư tiềm năng càng nhiều thời gian càng tốt để xem xét các chi tiết trong bản mô tả của bạn. Cho họ thấy thành công của họ chính là thành công của bạn chính là cách thuyết phục các nhà đầu tư tin tưởng và tham gia cùng với bạn.

2.3. Soạn thảo hợp đồng nhượng quyền

Hợp đồng nhượng quyền hay thỏa thuận nhượng quyền thương mại là một dạng văn bản pháp lí rang buộc doanh nghiệp với tư cách bên nhượng quyền với một doanh nhân hoặc doanh nghiệp khác với tư cách bên nhận quyền. Bên nhận quyền là một nhà thầu độc lập, họ sẽ tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như một đối tác chứ không phải là một nhân viên. Người này hoặc doanh nghiệp này sẽ buộc phải kí kết hợp đồng nhượng quyền để xác định tính pháp lí của thỏa thuận kinh doanh.

Tuy thỏa thuận nhượng quyền thương mại không cần phải tuân theo một định dạng nhất định, nhưng nó phải đảm bảo được tính rõ ràng và bao phủ được nhiều nhất có thể các vấn đề trong quá trình hình thành, hoạt động và giải thể của cơ sở nhận quyền.

Theo Language Link, ngoài những điểm chính, có một số điểm mà hợp đồng nhượng quyền nên đề cập và làm rõ:

  • Phí nhượng quyền (trả trước và định kì);
  • Các điều khoản và điều kiện để gia hạn thỏa thuận;
  • Các điều kiện để chấm dứt thỏa thuận, cộng với các điều khoản sau khi chấm dứt;
  • Các qui tắc quản lí việc chuyển nhượng quyền cho bên thứ ba;
  • Tiến trình mở cửa cho cơ sở nhượng quyền thương mại;
  • Yêu cầu tối thiểu về quản lí hoạt động bán hàng;
  • Các qui định về bảo vệ lãnh thổ nhượng quyền;
  • Thông số kỹ thuật về thiết bị, nguồn cung cấp và hàng tồn kho;
  • Thỏa thuận không cạnh tranh;
  • Các phương pháp giải quyết tranh chấp.

Đương nhiên, không phải tất cả các mục trên đều cần thiết với mọi doanh nghiệp hay là chuẩn áp dụng cho mọi mô hình kinh doanh. Sự trợ giúp của luật sư nhượng quyền sẽ giúp cho doanh nhân chuẩn bị một thỏa thuận nhượng quyền đầy đủ, toàn diện mà vẫn súc tích, dễ hiểu, giúp cho qui trình kí kết được diễn ra thuận lợi hơn.

2.4. Biên soạn tài liệu hướng dẫn vận hành cho bên nhận quyền

Tài liệu hướng dẫn vận hành cho bên nhận quyền là một tài liệu vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo bên nhận quyền. Cuốn “sổ tay” này do bên nhượng quyền soạn thảo. Trong đó hướng dẫn cách thức vận hành, mô tả chi tiết đầy đủ các qui trình hằng ngày, hằng tháng, hằng quí hay hằng năm của chuỗi cở sở được nhượng quyền.

Doanh nhân và đối tác của mình sẽ phải đảm bảo tài liệu này phải đáp ứng được các yêu cầu sau: Bảo mật, chỉ sử dụng cho bậc quản lí đào tạo và vận hành; Các nội dung được lưu trữ số và sử dụng nhiều nhất các nội dung dạng hình ảnh như ảnh, tranh, phim, v.v.; Nội dung phải thường xuyên được cập nhật và bổ sung khi cần thiết. Lưu ý, đây không phải là một tài liệu pháp lí cần thiết cho việc đăng kí và kí kết hợp đồng, tuy nhiên lại vẫn cần được đề cập tới trong quá trình kí kết để bên nhận quyền có được thông tin rõ ràng và chuẩn bị tốt hơn cho giai đoạn hậu kí kết.

2.5. Nộp hồ sơ xin cấp phép hoạt động nhượng quyền

Sau khi hồ sơ xin cấp phép hoạt động nhượng quyền được hoàn tất (với sự giúp đỡ từ luật sư), doanh nhân có thể bắt đầu trình hồ sơ để xin sở công thương địa phương phê duyệt và cấp phép. Trong vòng 2 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ trả lời doanh nghiệp bằng văn bản nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ để yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ trả lời doanh nghiệp bằng văn bản sau 5 ngày làm việc để vào sổ đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại.

2.6. Đặt chiến lược để bán được các gói nhượng quyền

Nhượng quyền thương mại nhìn chung là một cách tuyệt vời để bán cho những người khác ý tưởng kinh doanh thành công của doanh nhân. Việc chuẩn bị kĩ lưỡng và trung thực trong đàm phán là những yêu cầu thiết yếu cũng như công cụ hữu ích giúp doanh nhân có thể bán được càng nhiều gói nhượng quyền cho những bên nhận quyền mới, giúp chuỗi của mình phát triển.

Một số đề xuất mà doanh nhân có thể xem xét khi xây dựng chiến lược bao gồm: Cung cấp phần thưởng giới thiệu cho những nhà thầu đạt tiêu chuẩn nhận quyền; Thiết lập kế hoạch tiếp thị – truyền thông và triển khai liên tục để thu hút sự chú ý; Thuê và đào tạo các nhân viên đã quen thuộc với doanh nghiệp và câu chuyện của doanh nghiệp (có thể là những người đã có kinh nghiệm trong ngành hoặc chính những khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp).

Giới thiệu gói nhượng quyền thương mại trung tâm Anh ngữ quốc tế Language Link Academic

Hệ thống nhượng quyền trung tâm Anh ngữ quốc tế của Language Link được thiết kế đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân có mong muốn đầu tư vào lĩnh vực giáo dục vẫn đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Bên cạnh nguồn thu từ trung tâm tiếng Anh, một số nguồn thu bổ sung bao gồm:

  • Chia sẻ hoa hồng dịch vụ du học;
  • Bán giáo trình và các khóa học đào tạo giáo viên trực tuyến có bản quyền;
  • Các chương trình đào tạo ngoài trung tâm, tiếp cận đến các trường tiểu học và trung học.

Về thương hiệu Language Link Academic

Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.

Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới. Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.

Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.