Xu hướng giáo dục quan trọng bối cảnh hậu COVID-19
Có một sự thật mà không ai có thể phủ nhận, đó là tác động mạnh mẽ của đại dịch toàn cầu COVID-19 tới mọi mặt của đời sống con người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hơn 2 năm dịch bệnh hoành hành đã cho thấy nhiều bước tiến và bước ngoặt trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Để thích nghi với đại dịch, ngành giáo dục toàn cầu chứng kiến sự thay đổi trong cả nhận thức và hành vi của người dạy, người học và người quản lí.
Trong bối cảnh đại dịch đang dần được kiểm soát, có những xu hướng giáo dục quan trọng nào mà chúng ta cần theo dõi để chuẩn bị tốt hơn cho chiến lược giảng dạy và học tập trong tương lai? Hãy cùng Language Link tìm hiểu trong bài viết này.
1. Học trực tuyến ngày càng phổ biến hơn
Ra đời nhiều năm trước khi đại dịch xuất hiện, nhưng phải tới khi COVID-19 lan khắp toàn cầu, học trực tuyến (eLearning) mới chính thức được quan tâm và chú ý nhiều hơn. Nếu như trước đây, học trực tuyến chỉ được coi như hình thức học bổ trợ hoặc chỉ được áp dụng cho các chương trình đào tạo ngắn hạn thì trong 2 năm qua đã trở thành phương pháp duy nhất khả thi khi chẳng một trường học, trung tâm giáo dục nào có thể mở cửa hoạt động.
Nhờ COVID-19 mà nhiều người đã nhìn ra những ưu điểm của học trực tuyến và không còn quá tiêu cực khi xem xét các hiệu quả giáo dục mà nó mang lại. Nhờ sự lên ngôi bất ngờ của học trực tuyến, các đơn vị giảng dạy buộc phải đầu tư nhiều hơn về tài lực và nhân lực nhằm đảm bảo chất lượng học tập để giữ chân người học tại cơ sở của mình.
Với sự hỗ trợ đắc lực từ các nền tảng chuyên về giáo dục trực tuyến, trải nghiệm giao tiếp và tương tác trong lớp học được duy trì tốt, giúp cho người dạy và người học gắn kết với lớp học ảo của mình và cảm thấy “thực”.
Dù đang dần trở lại guồng quay bình thường nhờ các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, các nhà nghiên cứu và lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới cho biết giáo dục sẽ tiếp tục xu thế phát triển trong không gian số chứ không dừng lại. Người học đã hình thành thói quen học tập trực tuyến và được hỗ trợ nhiều học trong học tập số. Những trải nghiệm học tập mới mẻ và thú vị giúp cho việc học trở nên hiệu quả hơn. Đây cũng là một trong những động lực quan trọng giúp cho giáo dục có những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn để bắt kịp với sự phát triển của công nghệ nhân loại.
2. Ưu tiên đào tạo công nghệ cho giáo viên
So với học sinh, sinh viên, giáo viên là đối tượng khó theo kịp xu thế số hoá trong giáo dục. Học trực tuyến tạo ra những thách thức không nhỏ cho công tác giảng dạy của giáo viên. Vốn có tuổi đời cao hơn và độ nhạy bén với công nghệ thấp hơn học sinh, sinh viên, giảng dạy trực tuyến như một bài toán khó cho giáo viên, đặc biệt là các giáo viên lớn tuổi. Việc chuyển đổi giáo án sao cho phù hợp với môi trường số đòi hỏi những kĩ năng tin học cao cấp hơn tin học văn phòng thông thường, ví dụ như áp dụng những công nghệ tân tiến như VR hay AR vào bài giảng. Do vậy, đào tạo công nghệ cho giáo viên cần được ưu tiên để đảm bảo chất lượng dạy và học.
Một số dự án đào tạo công nghệ cho giáo viên đã được các nước châu u triển khai từ năm ngoái, bước đầu cho thấy hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng bài giảng và tăng tính tương tác của lớp học trực tuyến.
3. Các nền tảng học tập bổ trợ bùng nổ
Với học sinh, sinh viên, COVID-19 buộc họ phải trở nên sáng tạo hơn trong học tập. Giáo trình không chuyển đổi kịp, hiệu quả giảng dạy của giáo viên bị giảm sút, sự thiếu hụt tương tác trực tiếp và bất tiện trong nghiên cứu, thực hành đã khiến phần lớn học sinh, sinh viên phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nền tảng học tập bổ trợ để tăng hiệu quả cho việc học. Một khảo sát tại Mĩ cho biết có tới 84% học sinh, sinh viên cho rằng chất lượng giáo dục trực tuyến tại trường học cần được nâng cao.
Tại Úc, xuất hiện một số nền tảng học tập giúp người học tự kiểm tra trình độ của mình với kho đề được xây dựng, làm mới liên tục bằng AI (trí thông minh nhân tạo), được đảm bảo bám sát với chương trình giáo dục quốc gia tại hệ thống các trường học, giúp cho học sinh, sinh viên có thể chuẩn bị tốt hơn cho các bài kiểm tra cũng như bài thi. Các nền tảng này cũng cung cấp kho bài làm mẫu cũng như bài làm của các khoá trước để các học sinh, sinh viên khoá sau có thể tham khảo cho những bài luận từ nhỏ đến lớn của họ, giúp họ dễ dàng tăng điểm cho bản thân.
4. Trải nghiệm giao tiếp và tương tác trong lớp học trực tuyến được nâng cao
Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trực tuyến là đảm bảo trải nghiệm giao tiếp và tương tác trong lớp học trực tuyến gần giống như lớp học thực tế. Lớp học không chỉ đơn thuần là nơi phục vụ cho việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức mà nó giống như một xã hội thu nhỏ, nơi học sinh tạo dựng, duy trì và mở rộng các vòng kết nối của bản thân, đồng thời học cách điều chỉnh suy nghĩ, thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình sao cho phù hợp, nhờ đó có thể trở thành những phiên bản tốt nhất và đóng góp được nhiều nhất cho xã hội, cộng đồng khi trưởng thành. Điều này càng quan trọng trong giáo dục trẻ em, đặc biệt là các đối tượng trong giai đoạn tiền dậy thì.
Để nâng cao trải nghiệm giao tiếp và tương tác trong lớp học trực tuyến, nhiều nền tảng giáo dục đã đầu tư vào phát triển các tính năng giao tiếp mô phỏng thực tế cao hơn. Ngoài ra, các thế hệ trường học trực tuyến (eSchool) cũng được đầu tư xây dựng và thúc đẩy mạnh mẽ để phát triển với tầm nhìn trở thành một trường học thực thụ ngay trên nền tảng số, giúp học sinh có thể “đi học” mỗi ngày ngay tại nhà mình.
5. Học kết hợp là tương lai của giáo dục
Như đã đề cập bên trên, khi các trường học trên khắp thế giới lại một lần nữa mở cửa và học sinh đang lấp đầy các phòng học mỗi ngày, giáo dục trực tuyến được dự đoán vẫn không ngừng phát triển. Không bị triệt tiêu hoặc uy hiếp bởi hình thức học truyền thống, sự tham gia của học trực tuyến sẽ khai sinh một xu hướng phát triển mới – đó là học kết hợp (blended learning) khi lớp học sẽ được tổ chức cả trực tuyến và ngoại tuyến.
Những thành tựu mà học trực tuyến đạt được trong 2 năm đại dịch cho thấy tiềm năng phát triển của hình thức học này và hiệu quả mà nó đem lại trong việc phát triển giáo dục. Có thể thấy giáo dục toàn cầu đã có cho mình bước chuyển mình mà nó mong đợi từ rất lâu với sự hậu thuẫn của COVID-19.
Với những thông tin mà bài viết này đem lại, hy vọng quí độc giả đã có cái nhìn cận cảnh hơn đối với những xu hướng giáo dục quan trọng đang và sẽ diễn ra trên qui mô toàn cầu.
Là một thương hiệu giáo dục lâu đời và có uy tín, Language Link cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Những khoá học trực tuyến, dự án giáo dục số mới được giới thiệu trong thời gian qua của Language Link như chương trình tự học Anh ngữ cho người lớn đi làm LinkUp, chương trình lớp học trực tuyến cho học sinh, sinh viên LLA Connect, chương trình dạy kèm tiếng Anh 1:1 cho mọi lứa tuổi LLA Focus hay nền tảng trường học trực tuyến LLA eSchool đã và đang nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía học viên và các bậc phụ huynh, hứa hẹn nâng tầm trải nghiệm dịch vụ giáo dục trên toàn hệ thống.
Về thương hiệu Language Link Academic
Language Link Academic (LLA) được thành lập năm 1996 tại Hà Nội với tên gọi Language Link Việt Nam, trở thành một trong những đơn vị giáo dục tiếng Anh bản ngữ đầu tiên tại Việt Nam.
Áp dụng công nghệ giáo dục tiêu chuẩn châu Âu, LLA phát triển thành công chương trình đào tạo tiếng Anh hoàn hảo dành cho người Việt và đã sát cánh cùng hàng trăm nghìn học sinh và phụ huynh trong suốt hơn 25 năm qua. Hàng chục chương trình giáo dục đa kênh của LLA ra đời nhằm giúp học sinh người Việt học tiếng Anh tốt hơn, nhanh hơn, sẵn sàng và tự tin viết nên câu chuyện của chính mình không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ đâu trên toàn thế giới.
Hệ thống trung tâm Anh ngữ LLA đã có mặt tại 10 tỉnh thành trên toàn quốc và là đối tác lâu năm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hà Nội trong gần 20 năm.
Chúng tôi hiện đang tìm kiếm các đối tác đầu tư giáo dục để đem thương hiệu LLA đến với nhiều học viên hơn trên mọi miền đất nước Việt Nam. Để nhận tư vấn về gói nhượng quyền, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc gửi email tới địa chỉ franchise@languagelink.edu.vn, hotline: 0989857371.